Câu Nghi Vấn Là Gì? Top 30 Ví Dụ Về Câu Nghi Vấn Hay Nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Câu nghi vấn là gì? Câu nghi vấn có từ gì? Thế nào là câu nghi vấn lớp 4? Chức năng của câu nghi vấn là gì? Câu nghi vấn có đặc điểm như thế nào? Ví dụ về câu nghi vấn?
Tất cả sẽ có lời giải đáp ngay dưới đây, hãy cùng TTmobile đi tìm câu trả lời nhé.

Câu nghi vấn là gì?

Câu nghi vấn là một loại câu hỏi dùng để hỏi những điều mình nghi ngờ, thắc mắc, chưa biết hoặc chưa biết là đúng hay không.
Câu nghi vấn thường sẽ đi kèm với các từ như: Ở đâu, bao nhiêu, ra sao, như thế nào, sao vậy, bấy nhiêu, sao, hả, rồi, ai, cái gì, ra sao, … và cuối câu thường sử dụng dấu chấm hỏi.

Câu Nghi Vấn là gì
Câu Nghi Vấn là gì?

– Nói cụ thể hơn, câu nghi vấn thường gồm:

+ Các đại từ nghi vấn như: Ai, như thế nào, bao nhiêu, gì, nào, tại sao, vì sao, bao giờ, đâu,…

+ Các cặp phụ từ như: có … không, có phải…. không, đã … chưa,…

+ Các tình thái từ như: à, ư, hử, hả, chăng, chứ,…

+ Câu có chứa quan hệ từ “hay” để nối các vế có quan hệ lựa chọn với nhau.

+ Phần kết thúc câu nghi vấn thường là dấu chấm hỏi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp còn có thể kết thúc bằng dấu chấm than, dấu chấm lửng hoặc dấu chấm.

Bạn đang xem: Câu Nghi Vấn Là Gì? Top 30 Ví Dụ Về Câu Nghi Vấn Hay Nhất

Ví dụ về câu nghi vấn

Để hiểu hơn về câu nghi vấn, bạn có thể xem một vài ví dụ về câu nghi vấn dưới đây:

– Hôm nay bạn có đi học không?

– Mẹ đã ăn cơm chưa?

– Anh có đi chơi không?

– Bạn đã có người yêu chưa?

– Ai đã nói với em như vậy?

– Bà giờ sao rồi ạ?

– Chỉ có bấy nhiêu thôi sao?

– Cái gì đã khiến tay em chảy máu vậy?

– Sẽ ra sao nếu như bố không ở đây với con?

– Bạn thấy cô giáo chủ nhiệm như thế nào?

– Bạn mua quyển sách này ở đâu vậy?

– Con có biết mẹ lo lắng cho con như thế nào không hả?

– Bạn sao vậy?

– Ai là người đã đánh bạn?

– Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái biết gả cho người nào?
– Sang tháng gia đình cậu đi du lịch Cát Bà với gia đình tớ không?
– Bà Nga béo đứng ở đầu ngõ đất hả?

– Giờ bạn làm hay tớ làm?

– Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. (Trích trong Nam Cao)

– Sao ta không ngắm sự biệt ly theo tâm hồn của một chiếc lá nhẹ ngàng rơi?

– Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay?

– Sao bà lo xa thế?

– Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?

– Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

– Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử.

– Hôm nay con đã đi những đâu thế?

– Trời ơi, chẳng phải thằng Bằng con anh Bát đây hay sao?

– Con giúp mẹ rửa bát được không?

– Cậu kể cho tớ nội dung tập phim hôm qua được không?

– Ôi, số phận lão Hạc sao khổ sở như thế?

– Bạn nhặt giúp mình quyển sách lên được không?

– Mày đi đâu từ sáng đến giờ?

– Sao Đức học giỏi vậy nhỉ?

– Anh bưng giúp em xô gạo này được không?

– Em chỉ còn biết khóc chứ còn biết làm sao được nữa?

– …

Bạn đang xem: Câu Nghi Vấn Là Gì? Top 30 Ví Dụ Về Câu Nghi Vấn Hay Nhất

Xem Thêm: 

Đặc điểm của câu nghi vấn

Câu nghi vấn có những đặc điểm chính như sau:

– Câu nghi vấn là câu có mục đích là để hỏi hoặc là câu cảm thán nhằm giải quyết một vấn đề nào đó.

– Bản chất của câu nghi vấn là một câu hỏi. Do vậy, cuối câu nghi vấn sẽ là dấu hỏi chấm.

– Thông thường, câu nghi vấn được sử dụng trong giao tiếp, trong các tiểu thuyết, văn chương, truyện, sách, văn kể chuyện.
– Ở dạng viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Còn ở dạng nói câu nghi vấn có ngữ điệu nghi vấn (thường lên giọng ở cuối câu).

– Cuối câu nghi vấn sẽ thường có các từ hoặc cụm từ như: sao, ra sao, sao vậy, sao rồi, rồi,…

– Câu nghi vấn thường sử dụng những từ nghi vấn như: ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)… không, (đã, … chưa …) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).

Bạn đang xem: Câu Nghi Vấn Là Gì? Top 30 Ví Dụ Về Câu Nghi Vấn Hay Nhất

Chức năng của câu nghi vấn

Có thể nhận thấy rất rõ, chức năng chính của câu nghi vấn chính là để hỏi. Tuy nhiên, câu nghi vấn cũng còn có thể dùng như câu cầu khiến, câu khẳng định, câu phủ định hoặc câu bộc lộ cảm xúc, tâm tư, tình cảm,…

Ví dụ về Câu Nghi Vấn
Ví dụ về Câu Nghi Vấn

Ví dụ về câu nghi vấn cụ thể như sau:

– Câu nghi vấn dùng để hỏi.

Ví dụ:

+ Bạn bao nhiêu tuổi?

+ Cạnh ngân hàng là một nhà hàng phải không?

+ Mẹ bạn là giáo viên phải không?

+ Có cách nào để tôi kết nối với cô ấy không?
+ Làm sao để sử dụng được chiếc máy tính này?

Bạn đang xem: Câu Nghi Vấn Là Gì? Top 30 Ví Dụ Về Câu Nghi Vấn Hay Nhất

– Câu nghi vấn dùng để cầu khiến.

Ví dụ:

+ “Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!” (Trích: Tắt đèn – Ngô Tất Tố).

+ Bạn có thể cho tớ mượn chiếc bút chì được không?

+ Làm ơn đưa chìa khóa cho tôi được chứ?

+ Bạn giúp mình giải bài tập này được không?

– Câu nghi vấn dùng để khẳng định

Ví dụ:

+ Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu cửa chú nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất… (Trích: Ngô Tất Tố)

+ Con có uống đâu?

+ Nó không lấy thì ai lấy?

– Câu nghi vấn dùng để phủ định.

Ví dụ:

+ Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời: vì có ai nấu cho ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa! Ðời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một tay “đàn bà”. (Trích: Nam Cao).

+ Con có ăn bánh đó đâu chứ?
+ Tại sao mẹ lại hỏi con vậy?

+ Lính đâu? Sao bay để cho chúng chạy xồng xộc vào đây vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

+ Cả đàn bò, giao cho thằng bé không ra người ra ngợm ấy chăn dắt làm sao?

Bạn đang xem: Câu Nghi Vấn Là Gì? Top 30 Ví Dụ Về Câu Nghi Vấn Hay Nhất

– Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc, tâm tư, tình cảm.

Ví dụ:

+ Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo rất ngon. Nhưng sao lại mãi đến bây giờ hắn mới nếm vị mùi cháo? (Trích: Nam Cao).

+ Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của con mà con người ta giằng lấy. Người ta lại còn chửi con, chửi cả mẹ nữa! Mẹ xa con, mẹ có biết không?

 

Một vài điểm cần chú ý khi sử dụng câu nghi vấn

Nhìn chung, câu nghi vấn được sử dụng khá đa dạng. Tuy nhiên, để tránh nhầm lẫn trong cách sử dụng và cách hiểu về câu nghi vấn thì bạn cần chú ý một vài điểm sau:

– Trong câu nghi vấn không dùng từ “hoặc”. Nếu câu sử dụng từ “hoặc” thì sẽ là câu trần thuật.

Ví dụ:

+ Em sẽ phải tự đi xe đạp hoặc đi lên xe anh, anh chở.

+ Bạn đọc hoặc tôi đọc.

+ Con chó hoặc con mèo đã ăn chăng.

– Trong nhiều trường hợp, nhất là trong giao tiếp có khá nhiều từ ngữ có hình thức hoặc âm thanh tương tự như câu nghi vấn nhưng thực chất lại không phải là câu nghi vấn.

Bạn đang xem: Câu Nghi Vấn Là Gì? Top 30 Ví Dụ Về Câu Nghi Vấn Hay Nhất

Ví dụ:

+ Ai đó đã lấy đôi giày của tớ ở đây.

Từ “ai” ở đây không phải là đại từ nghi vấn mà là đại từ phiếm chỉ.

+ Anh cần ai thì anh gọi người ấy.
Từ “ai” ở đây không phải đại từ nghi vấn mà là đại từ phiếm chỉ.

– Ở một số trường hợp, thay đổi vị trí của từ nghi vấn cũng sẽ ảnh hưởng đến ý nghĩa và cấu trúc câu đó.

– Chú ý nên sử dụng câu nghi vấn cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Điều này sẽ giúp cho mục đích hỏi được rõ ràng hơn khi kết hợp với từ nghi vấn.

Tổng Kết

TTmobile vừa giúp bạn giải đáp mọi thức mắc về câu nghi vấn là gì? Ví dụ về câu nghi vấn? Đặc điểm của câu nghi vấn? Chức năng của câu nghi vấn và một vài điểm cần chú ý khi sử dụng câu nghi vấn. Hy vọng từ những chia sẻ của bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để hiểu về câu nghi vấn.

Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc bài.

Theo dõi trên Google News : Google News TTMobile

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *