Câu cầu khiến là gì? Đặc điểm, chức năng và 15 ví dụ rõ nét nhất

Rate this post

Bạn đang muốn tìm hiểu về câu cầu khiến, định nghĩa câu cầu khiến là gì? Câu cầu khiến có đặc điểm như thế nào? Hay cấu trúc của câu như thế nào? Có dấu hiệu nào để nhận biết câu cầu khiến hay không? Câu cầu khiến thường được sử dụng như thế nào và có tác dụng gì trong câu? Những ví dụ về câu cầu khiến rõ nét nhất. Tất cả sẽ có lời giải đáp ngay dưới đây, cùng theo dõi nhé.

Câu cầu khiến là gì?

Câu cầu khiến là gì?

Câu cầu khiến là câu có sử dụng các từ ngữ mang tính chất cầu khiến như: hãy, đừng, thôi, chớ, đi nào,…hoặc các điệu ngữ cầu khiến để yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, ra lệnh,…

Câu Cầu Khiến là gì
Câu Cầu Khiến là gì?

Ngoài ra, khi viết câu cầu khiến thường kết thúc câu bằng dấu chấm than. Trong một số trường hợp, câu cầu khiến không có ý nhấn mạnh thì sẽ kết thúc bằng dấu chấm.

Xem Thêm:

Ví dụ về câu cầu khiến

Để hiểu hơn về khái niệm câu cầu khiến, bạn có thể xem một vài ví dụ dưới đây:

– Đừng hút thuốc trong nhà nữa.

– Hãy cười lên nào con gái.

– Thôi đừng lo lắng quá, sẽ ổn thôi.

– Đi thôi con.

– Anh cứ về đi.

– Cách làm bài này như thế nào nhỉ.

– Hôm nay trông em buồn thế?

– Thôi không khóc nữa, anh thương.

– Hãy nghĩ xem.

– Thôi ngay đi.

– Đừng ăn cái này nữa, hư rồi.

– Trật tự ngay đi.

– Sao bạn xinh quá vậy?

– Đừng làm mẹ cáu.

– Con có ăn ngay đi không.

– Thôi không đi nữa, mưa rồi.

 

Đặc điểm nhận biết câu cầu khiến

– Như đã nói ở trên, đặc điểm nhận biết câu cầu khiến trong văn nói chính là những từ ngữ mang tính chất cầu khiến như: hãy, đừng, thôi, chớ, đi nào,…hoặc các điệu ngữ cầu khiến để yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, ra lệnh,…

– Đặc điểm nhận biết câu cầu khiến trong văn viết chính là khi kết thúc mỗi câu thường sẽ sử dụng dấu chấm than. Ngoài ra, với các trường hợp ý nhấn mạnh cầu khiến không nhiều thì sẽ sử dụng dấu chấm câu.

– Ví dụ:

+ Hãy làm ngay đi!

+ Làm nhanh lên thôi.

+ Cậu lấy giúp tớ cuốn sách kia với.

+ Đừng làm mẹ cáu!

+ Đừng uống rượu nữa!

– Khi cầu khiến, ý nghĩa câu nói thường sẽ là một điều kiện hoặc một yêu cầu nào đó. Ngữ điệu nói cao hay thấp sẽ tùy thuộc vào người nghe có chức vụ hay địa vị hoặc tuổi như thế nào.

Ví dụ:

+ Mẹ lấy giúp con cái áo khoác với.

+ Con mang cái áo vào phòng ngay.

– Thông thường, câu cầu khiến là câu ngắn gọn, xúc tích, ít từ, thường sử dụng nhiều trong văn nói.

Ví dụ:

+ Đừng nói nhiều nữa.

+ Có thôi ngay đi không.

– Câu cầu khiến thường sử dụng những động từ hoặc cụm động từ có nghĩa nhấn mạnh. Nó có thể đứng trước hoặc sau động từ trung tâm. Cụ thể là những từ như: Thôi, đừng, đi, ngay,…

Tác dụng của câu cầu khiến

Khi nói câu cầu khiến thì sẽ bộc lộ rõ ngữ điệu, vai vế của những người đối thoại với nhau. Tùy theo cách thức sử dụng mà câu sẽ có mục đích khác nhau. Cụ thể như:

1 – Câu cầu khiến ra lệnh

– Câu cầu khiến có tác dụng ra lệnh cho những người nhỏ tuổi hơn hoặc có chức vụ, địa vị thấp hơn.

Trong mỗi trường hợp giao tiếp cần chú ý sử dụng đúng người, đúng thời điểm, đúng việc để tránh những hiểu lầm không đáng có.

– Ví dụ:

+ Đánh ngay cái văn bản này cho sếp đi.

+ Im ngay đi!

+ Đừng có nói nữa.

+ Mở cửa.

2 – Câu cầu khiến yêu cầu, đề nghị

– Với một yêu cầu hay đề nghị nào đó bạn có thể sử dụng câu cầu khiến để nói với ai đó thực hiện theo ý mình.

– Ở đây, yêu cầu sẽ có mức độ nhẹ hơn so với đề nghị. Yêu cầu có thể áp dụng với bạn bè, đồng nghiệp, con cái. Còn đề nghị thì sẽ có cấp độ cao hơn có thể là ở thẩm quyền cao hơn. Ví dụ như đề nghị 1 công ty nào đó, đề nghị một ban tổ chức nào đó,…

– Ví dụ:

+ Cô yêu cầu cả lớp đứng lên ngay!

+ Đề nghị ban giám hiệu xem xét kỷ luật đồng chí NHA ngay!

3 – Câu cầu khiến mang tính chất khuyên bảo

– Câu cầu khiến có tác dụng như một lời khuyên trong trường hợp là những mối quan hệ thân tình như anh em trong nhà, bạn thân.

– Ví dụ:

+ Con có thể đi ngay bây giờ mà.

+ Đừng nói dối tớ nữa.

+ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

+ Hãy tập trung học đi nhé.

Câu cầu khiến trong tiếng anh là gì?

– Câu cầu khiến trong tiếng anh là Imperative Sentence.
– Câu cầu khiến hay còn gọi là câu ra lệnh được sử dụng để đưa ra các mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị, cho phép, thuyết phục hoặc cấm đoán ai đó làm việc gì.

– Câu cầu khiến trong tiếng anh có 2 dạng là câu chủ động và câu bị động.

– Ví dụ:

+ Get Out! ( Ra ngoài )

+ Watch Out! ( Coi chừng )

Cấu trúc câu cầu khiến trong tiếng anh

Như đã nói ở trên, trong tiếng anh có 2 loại cầu khiến là chủ động và bị động. Cụ thể:

1 – Cấu trúc câu Cầu khiến chủ động

* Chủ động nhờ vả ai đó làm gì

– Sử dụng have: have someone do something

– Sử dụng get: get someone to do something

– Ví dụ:

+ She has her husband clean the house ( Cô ấy nhờ chồng dọn dẹp nhà cửa )

+ I got those my friend to carry the boxes ( Tôi nhờ bạn tôi bê mất cái thùng )

* Chủ động mang tính ép buộc

– Sử dụng make: S + make + someone + V (bare)

– Sử dụng force: S + force + someone + to V

– Ví dụ:

+ My mother made me clean the room (Mẹ tôi bắt tôi phải dọn phòng)

+ Duo made them go to bed on time (Duo bắt các con phải đi ngủ đúng giờ)

* Chủ động mang ý cho phép

– Sử dụng let: S + let + someone + V (bare)

– Sử dụng permit/ allow: S + permit/ allow + someone + to V

– Ví dụ:

+ The school allowed us to enter the teacher library (Nhà trường cho phép chúng tôi vào thư viện giáo viên).

+ The professor allows students to use the phone during test hours (Giáo sư cho phép sinh viên sử dụng điện thoại trong giờ kiểm tra).

* Chủ động mang ý giúp đỡ

– Sử dụng help: S + help somebody to V/ V (bare)

Với cấu trúc này, nếu tân ngữ đi kèm sau help là một đại từ chung chung thì bạn có thể sử dụng V nguyên mẫu (bỏ đi cả tân ngữ và to).

– Ví dụ:

The new vaccine helps people to prevent influenza (Vắc cin mới giúp con người phòng bệnh cúm)

Nếu tân ngữ của help và tân ngữ của động từ là một thì ta có thể bỏ tân ngữ của to và help.

– Ví dụ:

+ The chameleon’s texture will make them invisible in the eyes of enemies. (Cấu tạo của tắc kè hoa sẽ giúp chúng tàng hình trong mắt kẻ thù).

Hoặc:

+ Anna helps her mother grow the garden (Anna giúp mẹ cô ấy trồng vườn)

+ I hope to get good grades in the last exam – Tôi hy vọng đạt điểm cao trong kỳ thi vừa qua

2 – Cấu trúc câu Cầu khiến bị động

* Với make:

– Dạng chủ động: make + somebody + V(bare) + something

– Dạng bị động: S’(something) + be made + to V + by + O’(somebody)…

* Với have:

– Dạng chủ động: … have sb do sth

– Dạng bị động: … have something done.

* Với get

– Dạng chủ động: … get sb to V

– Dạng bị động: … get sth done

* Với want/need:

– Dùng để thể hiện ý muốn ai đó phải làm gì cho mình (với nghĩa ra lệnh):

S + want/ need + something + (to be) + V3/-ed

* Với would like/prefer:

– Mang ý nghĩa muốn nhờ ai đó làm gì cho mình với nghĩa lịch sự:

S + would like + something (to be) + V3/-ed.

Tổng Kết

Tóm lại, câu cầu khiến là những câu có từ cầu khiến, có ngữ điệu cầu khiến dùng để yêu cầu, đề nghị, ra lệnh, khuyên bảo,… Khi viết câu cầu khiến sẽ có dấu chấm than hoặc dấu chấm cuối câu.

Bài viết trên là lời giải đáp mọi thắc mắc về câu cầu khiến cùng ví dụ rất cụ thể xin gửi đến bạn đọc. Hy vọng từ những chia sẻ của bài viết sẽ giúp bạn có câu trả lời tốt nhất.

Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc bài.

Theo dõi trên Google News : Google News TTMobile

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *