Phó từ là gì? +30 Ví dụ về phó từ, các loại phó từ phổ biến

Rate this post

Phó từ là gì? Có những loại phó từ nào? Phân biệt phó từ với các loại từ khác như thế nào? Ví dụ cụ thể về phó từ để dễ hiểu nhất. Tất cả sẽ được giải đáp ngay dưới đây. Hãy cùng TTmobile tìm hiểu về phó từ là gì ngay dưới đây nhé.

Phó từ là gì?

Phó từ là gì? Bạn hiểu phó từ như thế nào?
Phó từ là những từ đi kèm với động từ, tính từ nhằm bổ sung ý nghĩa cho chính động từ và tính từ đó.
– Từ “phó” ở đây mang ý nghĩa để hỗ trợ, trợ giúp điều gì đó giúp chủ thể hoàn thành được chức năng của mình. Bạn có thể hiểu từ “phó” này cũng giống như phó chủ tịch, phó giám đốc, lớp phó,… Đây là chức vụ nhằm hỗ trợ, giúp đỡ chủ tịch, giám đốc hay lớp trưởng có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Phó Từ là gì
Phó Từ là gì? Phó Từ là gì? Phó Từ là gì?

– Phó từ không có khả năng gọi tên sự vật, hành động và tính chất như danh từ, tính từ, động từ. Do vậy, phó từ được xem là một loại hư từ, trái ngược với danh từ, động từ, tính từ là những loại thực từ.

– Thực tế, có thể thấy phó từ chỉ đi kèm với các động từ, tính từ mà không đi lèm với danh từ.

– Các phó từ thường được dùng phổ biến nhất như: lắm, thật, chưa, rất, vẫn, đã, sắp, từng, đã từng, khá, cũng, không, chẳng, hãy, thôi, đừng, chớ, quá, có thể, có lẽ, được, ra, đi, mất, …

Bạn đang xem: Phó từ là gì? Ví dụ về phó từ, các loại phó từ, cách phân biệt

Các ví dụ về phó từ

Phó từ là gì?
Phó từ là những từ bổ trợ thêm ý nghĩa cho động từ và tính từ. Ví dụ cụ thể như:

– Bố đi làm đã về.

– Bà nội vẫn đang ngủ.

– Nhà sách đó rất lớn.

– Hôm nay anh ấy không đi làm.

– Nhìn em ấy có vẻ hoảng sợ.

– Xin hãy im lặng để nghe giảng.

– Bạn Phúc Vinh học tiếng Anh rất giỏi.

– Mẹ rất tự hào về con, con yêu.

– Anh Tuấn thật quá đáng.

Đã lâu lắm rồi mới thấy bác đến chơi.

– Minh Anh học khá tốt.

– Mẹ tớ nấu ăn rất ngon.

– Mình cũng có ý kiến như bạn.

Đừng làm ồn, mẹ đang ngủ.

– Bông hoa này đẹp quá đi.

– Bạn Phương Chi hát hay cực kỳ luôn.

Đừng nói dối nữa.

– Con mèo chạy mất đâu rồi.

Có lẽ anh đã sai.

– Bố không chỉ đánh thôi đâu.

Chớ có cứng lòng.

– Con quá bất lịch sự rồi đó.

Bạn đang xem: Phó từ là gì? Ví dụ về phó từ, các loại phó từ, cách phân biệt

Phân loại phó từ

Nhìn chung, phó từ là từ bổ sung nghĩa cho động từ và tính từ nên cũng khá đa dạng. Một trong những cách để phân loại phó từ đó là dựa vào vị trí của phó từ trong câu. Cụ thể:

1 – Phó từ đứng trước động từ hoặc tính từ

Phó từ đứng trước động từ hoặc tính từ nhằm làm rõ nghĩa hơn các đặc điểm, trạng thái, hành động được nêu ở chính động từ hoặc tính từ đó. Nó có chức năng làm rõ nghĩa hơn về mức độ, thời gian, diễn biến, cầu khiến, phủ định,… Cụ thể như:

– Phó từ chỉ mức độ (Khá, rất,…)

+ Chiếc áo đó tôi rất thích.

+ Con bạn khá nghịch ngợm.

– Phó từ chỉ quan hệ thời gian ( sắp, đã, từng,…)

+ Tôi đã rất ngại khi đến gặp bà.

+ Trời sắp mưa rồi.

+ Phúc Đan từng học lớp 3 tuổi B.

– Phó từ chỉ sự phủ định (không, chưa, chẳng,…)

+ Bố không thích ăn bún.

+ Con đã ăn cơm chưa?

+ Chẳng bao giờ mẹ mua cho mẹ cả.

– Phó từ chỉ sự cầu khiến (Đừng, thôi, chớ, hãy,…)

+ Hãy ngừng phán xét đi.

+ Đừng đùa với con chó đó.

+ Xin bác sĩ hãy giúp con tôi.

+ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

– Phó từ chỉ sự tiếp diễn của sự việc (Cũng, vẫn, đang, …)

+ Trời vẫn đang mưa.

+ Bố cũng yêu con.

+ Bà vẫn còn ốm ạ.

2 – Phó từ đứng sau động từ hoặc tính từ

Phó từ đứng sau động từ hoặc tính từ nhằm bổ sung nghĩa hay làm rõ nghĩa về khả năng, mức độ, kết quả hay hướng đi nào đó. Cụ thể như:

– Phó từ chỉ khả năng (có lẽ, có thể, được…)

+ Bố có thể chở con đi công viên nước được không?

+ Anh làm được.

+ Có lẽ bạn ấy đang đói.

– Phó từ chỉ ám chỉ mức độ ( lắm, quá, rất…)

+ Tớ rất thích ăn gà rán.

+ Em bé đó đáng yêu lắm mẹ ạ.

+ Cô giáo thật quá đáng.

– Phó từ chỉ kết quả ( mất, đi, ra,…)

+ Ông ấy mất rồi.

+ Cô giáo đi đến trường rồi.

+ Cầu mong bạn ra đi thanh thản.

Bạn đang xem: Phó từ là gì? Ví dụ về phó từ, các loại phó từ, cách phân biệt

Xem Thêm:

Phân biệt phó từ với trợ từ và thán từ

 

  Phó từ Trợ từ Thán từ
Khái niệm Phó từ gồm các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ và tính từ nhằm mục đích bổ sung ý nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ đó trong câu. Cụ thể:

· Các phó từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ là: đã, đang, từng, chưa…

· Các phó từ để bổ sung ý nghĩa cho tính từ là: lắm, rất, hơi, khá…

Trợ từ thường chỉ có một từ ngữ trong câu, được sử dụng nhằm biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật, sự việc được nói tới ở từ ngữ đó. Thán từ là những từ ngữ được sử dụng trong câu với mục đích nhằm bộc lộ cảm xúc của người nói, thán từ cũng được dùng để gọi và đáp trong giao tiếp. Vị trí mà thán từ thường xuất hiện nhiều nhất trong câu là ở vị trí đầu câu.
Vai trò Phó từ đi kèm với động từ và tính từ với vai trò bổ sung ý nghĩa cho các từ loại này về các phương diện cụ thể sau:

· Bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian, gồm các từ: đang, sẽ, sắp, đương…

· Bổ sung ý nghĩa về ý nghĩa tiếp diễn hoặc tương tự, gồm các từ: vẫn, cũng…

· Bổ sung ý nghĩa về mức độ, gồm các từ: quá, rất, lắm,…

· Bổ sung ý nghĩa về mặt phủ định, gồm các từ: chẳng, chưa, không…

· Bổ sung ý nghĩa về mặt cầu khiến, gồm các từ: đừng, thôi, chớ…

· Bổ sung ý nghĩa về mặt khả năng, gồm các từ: có thể, có lẽ, không thể…

· Bổ sung ý nghĩa về kết quả, gồm các từ: mất, được…

· Bổ sung ý nghĩa về tần số, gồm các từ: thường, luôn…

· Bổ sung ý nghĩa về tình thái, gồm các từ: đột nhiên, bỗng nhiên…

Vai trò của trợ từ trong câu là được sử dụng để biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó đang được nhắc đến. Vai trò của thán từ chủ yếu xuất hiện đầu câu và các từ ngắn gọn như mục đích biểu cảm, bộc lộ tình cảm cảm xúc.
Phân loại Tùy theo vị trí trong câu so với các động từ, tính từ thế nào mà phó từ có thể được chia thành 2 loại như sau:

· Phó từ đứng trước động từ, tính từ. Có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa có liên quan tới đặc điểm, hành động, trạng thái,… được nêu ở động – tính từ, như: thời gian, sự tiếp diễn, mức độ, phủ định, sự cầu khiến.

– Phó từ quan hệ thời gian như: đã, sắp, từng…

– Phó từ chỉ mức độ như: rất, khá…

– Phó từ chỉ sự tiếp diễn như: vẫn, cũng…

– Phó từ chỉ sự phủ định như: không, chẳng, chưa…

– Phó từ cầu khiến như: hãy, thôi, đừng, chớ…

· Phó từ đứng sau động từ, tính từ. Thông thường nhiệm vụ phó từ sẽ bổ sung nghĩa như mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

– Bổ nghĩa về mức độ như: rất, lắm, quá…

– Bổ nghĩa về khả năng như: có thể, có lẽ, được…

– Bổ nghĩa về kết quả như: ra, đi, mất…

Có 2 loại trợ từ chính trong tiếng Việt mà bạn cần ghi nhớ, cụ thể:

· Trợ từ dùng để nhấn mạnh: Loại trợ từ này được sử dụng nhằm nhấn mạnh một sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó, bao gồm những từ như: những, cái, thì, mà, là…

· Trợ từ nhằm biểu thị đánh giá về sự việc, sự vật, bao gồm các từ như: chính, ngay, đích thị…

Theo Sách giáo khoa Ngữ Văn Lớp 8, thán từ bao gồm 2 loại đó là:

· Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm: gồm những từ như: ôi, trời ơi, than ôi…

Ví dụ: Chao ôi! Chiếc váy này thật là đẹp.

· Thán từ dùng để gọi đáp: gồm các từ như: này, hỡi, ơi, vâng, dạ…

Ví dụ: Này, bạn sắp trễ mất buổi họp hôm nay rồi đó.

Ví dụ · Đứng trước hàng triệu khán giả, anh ấy nghẹn ngào không thể nói nên lời.

– Phó từ không thể hiện sự phủ định

· Chị gái tôi đang học bài 

– Phó từ đang chỉ ý nghĩa sự việc này xảy ra ở hiện tại.

· Ngoài việc sáng tác nhạc, Hoàng Dũng cũng là một ca sĩ trẻ tài năng .

– Phó từ cũng là phó từ thể hiện sự tiếp diễn hai nghề nghiệp của chủ ngữ ca sĩ Hoàng Dũng.

· Chiếc áo mẹ tặng cho tôi rất đẹp .

– Phó từ rất đã nhấn mạnh mức độ đẹp hơn mức bình thường của chiếc áo.

· Phải kiên nhẫn, chớ thấy sóng cả mà ngã tay trèo .

–  Phó từ chớ thể hiện sự cầu khiến không nên mất bình tĩnh, sớm bỏ cuộc.

· Trong thời kỳ kháng chiến gian khổ, quân và dân ta có thể làm được những điều kì diệu.

· Đạt thành tích cao trong học tập, tôi được bố mẹ thưởng một bộ đồ chơi mới.

· Chúng tôi thường tranh luận về các đề tài xã hội trong mỗi buổi họp nhóm.

· Cậu ấy đột nhiên dúi vào tay tôi một tờ giấy.

· Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

– Có thể thấy trong câu trên, thán từ được sử dụng là từ: than ôi .

· Người có giọng hát hay nhất khối 9 đích thị là Trâm Anh.

– Như vậy, trợ từ được sử dụng trong câu trên là loại trợ từ nhấn mạnh, đó là từ: đích thị . Từ đích thị đã nhấn mạnh hơn cho người nghe về việc Trâm Anh là người có giọng hát hay nhất khối lớp 9.

· Chính bạn Hoàng là người nói chuyện riêng trong giờ học Ngữ Văn.

–  Trợ từ chính trong ví dụ trên được sử dụng để nhằm đánh giá về hiện tượng bạn Hoàng là đối tượng đang nói chuyện riêng trong giờ học.

 Tổng Kết

Trên đây, TTmobile đã phân tích rất cụ thể cho bạn phó từ là gì? Có những loại phó từ nào? Vai trò của phó từ trong câu như thế nào? Ví dụ cụ thể về phó từ và cách phân biệt phó từ với những từ loại khác. Hy vọng từ những chia sẻ của bài viết sẽ giúp bạn giải đáp hết mọi thắc mắc về phó từ là gì.

Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc bài.

Theo dõi trên Google News : Google News TTMobile

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *