Từ ghép là gì? +10 Ví dụ về từ ghép và các loại từ ghép

Rate this post

Định nghĩa từ ghép là gì? Có mấy loại từ ghép? Phân biệt từ ghép với từ loại khác như thế nào? Ví dụ về từ ghép dễ hiểu nhất sẽ được TTmobile giải đáp hết dưới đây. Cùng xem ngay nhé.

Định nghĩa từ ghép là gì?

Từ ghép là gì?

– Hiểu một cách đơn giản nhất, từ ghép là những tiếng ghép lại với nhau để tạo thành một từ có nghĩa.

Bạn đang xem: Từ ghép là gì? +10 Ví dụ về từ ghép và các loại từ ghép

Từ ghép là gì
Từ ghép là gì?

– Từ ghép là một dạng từ của từ phức hay nói cách khác từ ghép là con của từ phức. Trong đó, từ phức có 2 con là từ ghép và từ láy.

– Phương thức ghép từ hay ghép các tiếng có nghĩa với nhau sẽ là từ ghép. Hay nói cách khác, từ ghép là từ được tạo thành từ hai tiếng có nghĩa trở lên.

Xem thêm bài viết:

Cấu tạo của từ
Cấu tạo của từ hiển thị rất rõ từ ghép và từ láy là hai từ loại của Từ Phức

Ví dụ về từ ghép

Để hiểu hơn về định nghĩa từ ghép là gì ở trên bạn có thể xem một vài ví dụ về từ ghép dưới đây:

– Đất nước

– Cây bưởi

– Hoa sen

– Con người

– Chiến thắng

– Ăn uống

– Đi lại

– Giày dép

– Quần áo

– Khăn mũ

-…

Bạn đang xem: Từ ghép là gì? +10 Ví dụ về từ ghép và các loại từ ghép

Xem thêm bài viết:

Tác dụng của từ ghép

Từ ghép là những từ có nhiều tiếng ghép thành với nhau. Do vậy, từ ghép có tác dụng:

– Biểu đạt, diễn đạt ý một cách rõ ràng hơn.

– Xác định nghĩa của các từ một cách chính xác (trong cả văn nói và văn viết).

– Từ ghép đẳng lập sẽ biểu thị một ý nghĩa khái quát còn từ ghép chính phụ lại giúp phân loại, phân biệt sự vật, sự việc một cách rõ ràng hơn.

– Từ ghép sẽ giúp cho câu trở nên logic hơn, rõ nghĩa hơn cả về hình thức lẫn nội dung. Từ đó việc biểu thị ra khiến người nghe, người nói cũng dễ hiểu vấn đề hơn.

Từ ghép được chia thành mấy loại?

Dựa trên tính chất mối quan hệ về nghĩa của các thành tố cậu tạo, có thể chia từ ghép thành 2 loại. Cụ thể là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

1 – Từ ghép chính phụ

Từ ghép chính phụ là gì?

Từ ghép chính phụ là từ ghép có một tiếng chính và một tiếng phụ. Tiếng phụ sẽ bổ sung nghĩa cho tiếng chính để tạo thành từ ghép tròn nghĩa nhất.

Ví dụ: Cây thông

Cây thông là từ ghép chính phụ trong đó tiếng “cây” là tiêng chính còn “thông” là tiếng phụ bổ nghĩa cho “cây”.

2 – Từ ghép đẳng lập

Từ ghép đẳng lập là gì?

Từ ghép đẳng lập là từ ghép có các tiếng bình đẳng với nhau về nghĩa. Thông thường mỗi tiếng trong từ ghép đều có nghĩa nhưng đôi khi cũng có tiếng không rõ nghĩa lắm.

– Ví dụ từ ghép đẳng lập có các tiếng đều rõ nghĩa như:

+ Ăn uống

+ Ăn ở

+ Ăn chơi

+ Ngủ nghỉ

– Ví dụ từ ghép đẳng lập có một số từ không rõ nghĩa như:

+ Chợ búa (Chợ có nghĩa còn búa không rõ nghĩa rõ ràng)

+ Tiêu pha

+ …

Bạn đang xem: Từ ghép là gì? +10 Ví dụ về từ ghép và các loại từ ghép

3 – Cách phân biệt từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập

Đặc điểm Từ ghép chính phụ Từ ghép đẳng lập
Ngữ nghĩa Từ ghép chính phụ là dạng phân nghĩa. Nghĩa là ngữ nghĩa của từ ghép chính phụ sẽ hẹp hơn so với nghĩa của tiếng chính. Từ ghép đẳng lập là dạng hợp nghĩa. Nghĩa là ngữ nghĩa của từ ghép đẳng lập sẽ khái quát hơn so với nghĩa của các tiếng tạo nên từ ghép đẳng lập.
Âm tiết – Tiếng Các tiếng trong từ ghép chính phụ có âm chính và âm phụ hay tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ nghĩa cho tiếng chính. Các tiếng trong từ ghép đẳng lập có sự liên kết ngang bằng nhau, không phân biệt tiếng nào chính, tiếng nào phụ.

Cách phân loại từ ghép thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập là cách phân loại theo mặt ngữ nghĩa của từ. Ngoài ra có thể phân loại từ ghép theo cách tổng thể chung của từ đó là: Từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại.

Từ ghép tổng hợp là những từ ghép mang nghĩa tổng quát hơn so với nghĩa của các tiếng cấu thành nó.

Ví dụ: Hoa quả, cây cối, quần áo, giày dép, bánh trái,…

Từ ghép phân loại là những từ ghép có các tiếng có nghĩa cụ thể.

Ví dụ: Bánh chuối, quả táo, hoa hồng, áo len, giày thể thao,….

Phân biệt từ ghép và từ láy

Từ ghép và từ láy đều là những dạng từ của Từ Phức. Hay Từ Phức là mẹ còn từ ghép và từ láy là con. Cả hai loại từ này đều được sử dụng rất phổ biến cả trong văn viết và văn nói. Vậy, phân biệt từ ghép với từ láy như thế nào?

Phân Biệt Từ Láy và Từ Ghép
Đặc Điểm Từ Láy Từ Ghép
Nghĩa của từ Từ láy có một từ có nghĩa hoặc không có từ nào có nghĩa.
Ví dụ: Long lanh.
Có thể cả hai từ ghép tạo thành đều có nghĩa cụ thể.
Ví dụ: Hoa quả.
2 tiếng tạo thành Các tiếng tạo ra có sự tương đồng về cách phát âm như giống nhau ở phụ âm đầu, phần vần hoặc toàn bộ đều giống nhau.

Ví dụ: lao xao, rì rào, thum thủm,…

Các tiếng tạo ra không có liên quan về âm hoặc vần.

Ví dụ: Cây cối.

Đảo vị trí các tiếng trong từ Nếu đổi vị trí các tiếng trong từ láy thì từ không có nghĩa.

Ví dụ: Lao xao – Xao lao, lòe loẹt – loẹt lòe, lành lùng – lùng lạnh, may mắn – mắn may, rõ ràng – ràng rõ,…

Khi đảo trật tự các tiếng đọc lên vẫn hiểu được nghĩa và có nghĩa cụ thể.

Ví dụ: Cây cỏ – cỏ cây, hoa quả – quả hoa, mờ mịt – mịt mờ, thẫn thờ – thờ thẫn, giữ gìn – gìn giữ, tối tăm – tăm tối,…

Từ hán Việt Từ láy không có tiếng nào là từ Hán Việt cả. Từ ghép có một trong hai âm tiết thuộc từ Hán Việt.
Ví dụ: Tử tế (Tử là từ hán việt).

Bạn đang xem: Từ ghép là gì? +10 Ví dụ về từ ghép và các loại từ ghép

Đặt câu với từ ghép

Hãy đặt câu với các từ ghép cho trước như sau:

– Từ ghép chính phụ

+ Xe đạp

Mẹ sẽ tặng con chiếc xe đạp mới khi con lên lớp 7.

+ Dịu hiền

Cô giáo chủ nhiệm lớp tớ dịu hiền lắm.

+ Cây thông

Giáng sinh năm nay nhà tớ có cây thông cao 1,5 m ngay trước cửa nhà.

– Từ ghép đẳng lập

+ Nhà cửa

Mai đến lịch anh dọn dẹp nhà cửa nhé!

+ Ăn uống

Cuối tuần cả lớp đi dã ngoại thì ăn uống gì được nhỉ?

+ Quần áo

Quần áo của bà bạc màu hết rồi.

+ Xa lạ

Nhà bà ngoại vẫn còn xa lạ với con.

+ Giày dép

Cuối tuần này nhà mình sẽ đi làm từ thiết hết số giày dép còn lại.

Tổng Kết

Trên đây, TTmobile vừa giúp bạn hiểu rõ về từ nghép là gì? Có mấy loại từ ghép và các ví dụ về từ ghép rất cụ thể. Mặc dù ngữ pháp từ ngữ của Việt Nam khá phức tạp. Tuy nhiên, ngữ nghĩa giữa các từ của Việt Nam lại vô cùng phong phú, đa dạng. Đúng như câu: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” là vậy.

Hy vọng từ những chia sẻ của bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ nét nhất để hiểu từ ghép là gì. Chúc bạn học tập thật vui vẻ.

Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc bài.

Theo dõi trên Google News : Google News TTMobile

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *