Câu ghép là gì? Xem +20 ví dụ về câu ghép chuẩn nhất

Rate this post

Những ví dụ về câu ghép sẽ giúp bạn hiểu rõ nhất câu ghép là gì? Câu ghép có cấu tạo như thế nào? Có những loại câu ghép nào? Mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép ra sao? Tất cả sẽ được TTmobile giải đáp ngay dưới đây, cùng theo dõi nhé.

Câu ghép là gì?

– Câu ghép là câu được tạo thành từ nhiều câu ghép lại. Có nghĩa là câu ghép sẽ có ít nhất hai cụm chủ vị trở lên. Mỗi cụm chủ vị này sẽ được gọi là một vế. Các vế này phải có sự liên kết một cách hợp lý.

Câu Ghép là gì
Câu Ghép là gì?

Các vế của câu ghép thường được nối với nhau theo 3 cách như sau:

+ Sử dụng từ ngữ nối (từ ngữ có tác dụng nối).

+ Nối bằng các quan hệ từ như: Hy, thì, và, hoặc, nhưng,… hoặc các cặp quan hệ từ như: Nếu…thì, tuy…nhưng, vì… nên, bởi vì… nên, …

+ Nối trực tiếp với nhau sử dụng liên kết dấu như: dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm.
– Câu ghép thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa các ý với nhau. Cụ thể là các mối quan hệ giữa các vế câu như:

+ Quan hệ nguyên nhân – kết quả.

+ Quan hệ tăng tiến

+ Quan hệ tương phản

+ Quan hệ điều kiện – tương phản.

Tác dụng của câu ghép

Ngay về mặt ngữ nghĩa thì ngay chính từ “câu ghép” đã nói lên tác dụng cũng như ý nghĩa của câu ghép. Cụ thể, tác dụng của câu ghép đó là:

– Câu ghép giúp cho câu văn trở nên rõ nghĩa hơn, tránh bị thiếu ý hay bị thiếu hụt điều gì đó muốn nói đến.

– Câu ghép giúp nêu rõ ràng nội dung, ý nghĩa của câu hơn khi muốn diễn đạt.
– Câu ghép giúp triển khai các ý cô đọng hơn, tinh tế hơn trong quá trình nói chuyện. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng nếu như sử dụng câu đơn nhiều sẽ khiến nội dung muốn truyền đạt trở nên dàn trải, lan man là như vậy. Những lúc như thế này, sử dụng câu ghép là điều tinh tế nhất.

– Câu ghép sẽ giúp bạn tóm gọn vấn đề hơn. Đặc biệt là những vấn đề có mối tương quan, liên quan đến nhau về ý nghĩa.

=> Nói tóm lại, việc sử dụng câu ghép sẽ giúp người nghe cũng như người truyền đạt dễ hiểu hơn, hiệu quả giáo tiếp sẽ tốt hơn.

Có những loại câu ghép nào?

Chính sự tinh tế của Tiếng Việt cũng làm cho Tiếng Việt là một ngôn ngữ tương đối khó. Việc sử dụng câu ghép như thế nào và nên sử dụng loại nào cũng là điều rất quan trọng.

Câu ghép có những loại nào?

Câu ghép có 5 loại chính bao gồm: Câu ghép đẳng lập, câu ghép hô ứng, câu ghép hỗn hợp, câu ghép chính phụ và câu ghép chuỗi. Trong mỗi loại câu ghép sẽ có chức năng riêng được sử dụng theo các mục đích nhất định. Cụ thể đó là:

1 – Câu ghép đẳng lập

– Câu ghép đẳng lập là câu ghép có 2 vế câu không phụ thuộc nhau hay nói cách khác là 2 vế này có mối quan hệ ngang bằng, không phụ thuộc nhau.

– Các vế trong câu ghép đẳng lập được nối với nhau bằng quan hệ từ đẳng lập.

– Ví dụ về câu ghép đẳng lập:

+ Chiều nay hoặc sáng mai anh đi làm.

+ Phúc Vinh hoặc Phúc Đan sẽ phải trực ca hôm nay.

+ Bác sĩ Nga sẽ mổ vào thứ 3 hoặc thứ 7 này.

– Trong câu ghép đẳng lập được chia tiếp thành 4 loại câu ghép đẳng lập khác nhau. Cụ thể đó là:

+ Câu ghép đẳng lập liệt kê (thường sẽ có từ “và”).

Ví dụ: Trời xanh và gió mát, áo khoác và mũ len, bát và đũa, Quân và Bình,…

+ Câu ghép đẳng lập tiếp nối (Các vế nối với nhau bằng quan hệ từ liệt kê).

Ví dụ: Cặp sách của Ngân bị rơi và chiếc bút cũng rơi ra ngay sau đó.

+ Câu ghép đẳng lập lựa chọn. (Các vế nối với nhau bằng quan hệ từ lựa chọn như “hoặc”, “hay”).

Ví dụ: Hôm nay hoặc ngày mai, con hay Bảo Anh,…

+ Câu ghép đẳng lập đối chiếu. (Các vế nối với nhau bằng quan hệ từ tương phản như: “song”, “nhưng”, “mà”).

Ví dụ: Trời mưa rất to nhưng tớ vẫn đi học đều, Cái bút này bị vỡ nhưng vẫn viết được,…

2 – Câu ghép chính phụ

– Câu ghép chính phụ là câu ghép nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng. Câu ghép chính phụ này có 2 vế và 2 vế này bị phụ thuộc lẫn nhau, kết nối với nhau bằng quan hệ từ chính phụ. Vì vậy, mối quan hệ giữa câu ghép chính phụ là rất chặt chẽ.

– Ví dụ về câu ghép chính phụ:

+ Nếu em ôn bài thì em sẽ làm bài thi tốt thôi.

+ Khi con chịu khó vẽ mỗi ngày con sẽ vẽ đẹp lên thôi.

+ Nếu tối qua bố phơi quần áo thì sáng nay con đã có áo mặc đến trường.

Ví Dụ Về Câu Ghép
Ví Dụ Về Câu Ghép

3 – Câu ghép hô ứng

– Câu ghép hô ứng (Câu ghép qua lại) là câu ghép có mối liên kết chặt chẽ giữa các vế với nhau không thể tách rời. Các vế trong câu ghép hô ứng bao gồm phụ từ và các cặp đại từ như:
“chưa…đã”, “vừa…vừa”, “mới…đã”, “càng…càng”, “nào…nấy”, “nào… ấy”, “nào… vậy”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”,…

– Ví dụ về câu ghép hô ứng:

+ Phương Anh càng lớn lại càng xinh.

+ Bao nhiêu tấc đất bấy nhiêu cục vàng.

+ Nhà mới xây giờ đã bị nứt.

+ Cô gọi Thủy lên bảng, Thủy vừa mừng vừa run.

4 – Câu ghép chuỗi

– Câu ghép chuỗi là câu ghép có hai vế trở lên đồng thời giữa các vế có quan hệ chuỗi với nhau hay nói cách khác là liệt kê.

– Các vế trong câu ghép chuỗi được ngăn cách nhau bằng dấu chấm câu như: dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu chấm.

Ví dụ về câu ghép chuỗi:

+ Trời mưa, sấm, chớp, gió lớn, cây đổ,…

+ Mẹ làm mộc, bán rau, sửa xe,… đủ thứ nghề.

+ Trưa nay có các món: gà rang muối, chuối xào ốc, thịt kho tàu, canh rong biển, canh khổ qua, đậu nhồi thịt, rau dưa,…

5 – Câu ghép hỗn hợp

– Câu ghép hỗn hợp là câu ghép có các vế là mối quan hệ tầng bậc, có nhiều kiểu quan hệ về ngữ pháp.

– Ví dụ về câu ghép hỗn hợp:

+ Mặc dù đã ăn no nhưng bây giờ tớ lại đói và muốn ăn tiếp.

+ Mặc dù đã biết bài dễ nhưng bạn vẫn chủ quan, coi thường nên giờ vẫn làm sai.

+ Dù vẫn biết trời sẽ mưa nhưng tôi vẫn không mang áo mưa nên giờ về nhà ướt như chuột.

Xem Thêm:

Các mối quan hệ của các vế trong câu ghép

Như đã nói ở trên, các vế trong câu ghép có nhiều mối quan hệ với nhau như: quan hệ nguyên nhân – kết quả, quan hệ giả thiết – kết quả, quan hệ tương phản, quan hệ mục đích, quan hệ tăng tiến. Cụ thể:

1 – Quan hệ nguyên nhân – kết quả

– Câu ghép trong quan hệ nguyên nhân – kết quả thường sử dụng các cặp quan hệ từ như:

“do … nên”, “vì thế … cho nên”, “vì … nên”, “bởi vì .. cho nên”,… hoặc các quan hệ từ như: “do, vì, nên, bời vì, cho nên,…”

– Ví dụ về câu ghép nguyên nhân – kết quả:

+ Vì trời mưa nên tớ nghỉ học.

+ Bởi vì mẹ ốm cho nên bố phải nghỉ làm để chăm mẹ.

+ Do thời tiết xấu nên lớp tớ phải hoãn buổi dã ngoại sang tuần sau.

2 – Quan hệ giải thiết – kết quả

– Câu ghép theo quan hệ giả thiết – kết quả được dùng để diễn tả một sự việc hoặc hành động chỉ có thể xảy ra khi có hành động hoặc sự việc khác xảy ra.

– Câu ghép theo quan hệ giả thiết – kết quả thường sử dụng các cặp từ như:

“nếu như … thì”, “hễ như … thì”, “nếu … thì”,…

Hoặc có thể sử dụng các từ nối để liên kết các vế trong câu như: giá, nếu, thì, hễ,..

– Ví dụ về câu ghép giả thiết – kết quả:

+ Nếu như con bế em thì em đã không bị ngã đau như vậy.

+ Hễ có mưa thì con nhớ dọn quần áo vào nhà nhé.

+ Nếu bố về sớm thì bố sẽ đón con đi ăn pizza.

3 – Quan hệ tương phản

– Câu ghép có quan hệ tương phản được dùng để diễn tả những ý nghĩa trái ngược nhua, tương phản nhau.

– Câu ghép có quan hệ tương phản thường được nối kết với nhau bằng các mệnh đề quan hệ như:

mặc dù … nhưng, tuy … nhưng, dù …. nhưng,… hoặc các quan hệ từ như: mặc dù, tuy, nhưng, dù,…

– Ví dụ về câu ghép quan hệ tương phản:

+ Dù ốm nhưng con vẫn sẽ đi học.

+ Tuy học chăm chỉ nhưng Duy vẫn không đạt điểm cao.

+ Mặc dù đã mặc áo mưa nhưng mẹ vẫn bị ướt.

4 – Quan hệ mục đích

– Câu ghép quan hệ mục đích nhằm biểu thị mối quan hệ mục đích thường được kết nối với nhau bằng các quan hệ từ như: để, thì,…

– Ví dụ về câu ghép quan hệ mục đích:

+ Để vượt qua kỳ thi con phải học tập chăm chỉ từ bây giờ.

+ Anh đã trải ga giường mới để em được ngủ ngon hơn.

5 – Quan hệ tăng tiến

– Câu ghép quan hệ tăng tiến nhằm biểu thị mối quan hệ tăng tiến, đi lên và được liên kết bằng các cặp quan hệ từ như:

“không chỉ … mà còn”, “không những … mà còn”,…

– Ví dụ về câu ghép quan hệ tăng tiến:

+ Bố tớ không chỉ là kỹ sư mà còn là đầu bếp nấu ăn rất giỏi.

+ Phúc Vinh không chỉ đạt điểm cao môn Toán mà còn đạt điểm cao môn Anh nữa.

Ví dụ về câu ghép tham khảo thêm

Ngoài những ví dụ về câu ghép rất cụ thể ở trên, bạn có thể tham khảo thêm một vài mẫu câu ghép dưới đây:

– Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. (Thanh Tịnh, Tôi đi học)

– U van Dần, u lạy Dần! – Trích “Trong lòng mẹ”

Câu ghép ngăn cách bằng dấu phẩy.

– Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ.

Câu ghép có quan hệ nối tiếp

– Sáng nay người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không?

Câu ghép không dùng từ nối, quan hệ đẳng lập

– Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy.

Câu ghép có từ Nếu… thì, nhưng chữ thì bị lược bỏ.

– Cậu đọc hay tớ đọc.

– Chúng tớ mua chứ không xin.

– Cơn mưa bão đến, gió to, sấm, chớp, cây đổ, mất điện.

– Thời tiết càng lạnh chị càng bán được nhiều áo khoác

– Tớ đến nhà cậu chơi nhưng không thấy ai ở nhà.

– Nếu cậu đi học muộn nữa thì sẽ bị đuổi đó.

– Vì bị mẹ đánh nên tớ không muốn nói chuyện với mẹ nữa.

– Anh đi hoặc em phải đi ngay bây giờ.

Tổng Kết

TTmobile vừa đưa ra các ví dụ về câu ghép rất chi tiết giúp bạn hiểu hơn về định nghĩa câu ghép là gì? Hy vọng từ những chia sẻ của bài viết sẽ giúp bạn hiểu sâu sắc nhất về câu ghép và cách sử dụng câu ghép.

Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc bài.

Theo dõi trên Google News : Google News TTMobile

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *