Từ đơn là gì? Từ phức là gì? +20 ví dụ về từ đơn, từ phức

Rate this post

Tiếng Việt có khá nhiều khái niệm về từ, trong đó cơ bản nhất và từ đơn là gì? Từ phức là gì? Để hiểu rõ hơn về từ đơn, từ phức và cách phân biệt, nhận biết từ đơn, từ phức hãy cùng TTmobile xem ngay bài viết dưới đây.

TỪ ĐƠN

Khái niệm từ đơn là gì?

Từ đơn là gì?

– Từ đơn là một từ chỉ có một âm tiết hay một tiếng tạo thành, đồng thời tiếng này phải có nghĩa để có thể đứng độc lập đơn lẻ được.

Từ Đơn là gì
Từ Đơn là gì?

– Ví dụ từ đơn như:

Cây, hoa, nhà, xe, bàn, ghế, cốc, chén, đũa, bát, mẹ, bố, ông, bà, ….

Bạn đang xem: Từ đơn là gì? Từ phức là gì? +20 ví dụ về từ đơn, từ phức

Xem thêm bài viết:

Từ đơn có mấy loại?

Trong tiếng Việt, từ đơn được chia làm 2 loại là: Từ đơn đơn âm tiết và từ đơn đa âm tiết. Cụ thể:

Từ đơn đơn âm tiết hay từ đơn một âm tiết là những từ chỉ có  một âm tiết tạo thành. Từ cấu tạo cho đến nghĩa thì đây là loại từ đơn giản nhất.

Ví dụ: chơi, học, ăn, ngủ, ngày, tháng, năm, đi, đứng, nằm, ngồi,…

Từ đơn đa âm tiết hay từ đơn nhiều âm tiết là những từ có hai âm tiết cấu tạo thành. Trường hợp một số từ ngữ nước ngoài phiên âm sang tiếng Việt có thể thêm dấu gạch ngang để ngăn cách các âm tiết với nhau.

Ví dụ: cafe, ti – vi, …

Ngoài ra, từ đơn đa âm tiết còn có thể được tạo ra từ hai âm tiết không có nghĩa ghép lại với nhau.

Ví dụ: chôm chôm, bồ kết, …

Từ đơn có tác dụng gì?

– Từ đơn giúp bộc lộ lời nói, suy nghĩ, hành động,… ám chỉ sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó.

– Chỉ với một âm tiết có nghĩa thôi nhưng từ đơn vẫn đảm bảo được người nghe hiểu được ý họ muốn nói tới.

– Từ đơn giúp tạo nên những từ có cấu tạo phức tạp hơn như từ ghép, từ láy, cụm từ,…

– Một từ đơn có nghĩa có thể ghép lại với các âm tiết khác để tạo thêm được những từ dài hơn, mang ý nghĩa cụ thể hơn.

Ví dụ: bàn học, bàn ăn, nhà cửa, hoa quả,…

Bạn đang xem: Từ đơn là gì? Từ phức là gì? +20 ví dụ về từ đơn, từ phức

Ví dụ từ đơn

Để hiểu hơn về khái niệm từ đơn là gì ở trên bạn có thể xem một vài ví dụ cụ thể về từ đơn như sau:

– Từ đơn chỉ người: Cụ, ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, …

– Từ đơn chỉ sự vật, hiện tượng: Hoa, quả, cây, lá, bàn, ghế, sách, vở, bút, xe, nhà, …

– Từ đơn chỉ cảm xúc: Vui, yêu, buồn, đau, mệt, chán, sợ, thương, tủi, hờn, …

– Từ đơn chỉ hoạt động: Ngồi, đi, đứng, viết, đọc, hát, ăn, uống, ngủ, …

TỪ PHỨC

Khái niệm Từ phức là gì?

Từ phức là gì?

-Từ phức là từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên có nghĩa.

Ví dụ từ phức: Đất nước

Từ Phức là gì
Từ Phức là gì?

– Từ phức có thể ghép từ các tiếng giống nhau hoặc khác nhau để tạo thành một từ có nghĩa. Nếu tách các tiếng trong từ ghép ra thì các tiếng này có thể không có nghĩa hoặc có nghĩa không đúng với nét nghĩa của từ ghép ban đầu.

Bạn đang xem: Từ đơn là gì? Từ phức là gì? +20 ví dụ về từ đơn, từ phức

Có mấy loại từ phức?

Trong tiếng Việt, từ phức có 2 loại dựa theo 2 phương thức tạo thành là phương thức ghép từ và phương thức láy từ. Do vậy, từ phức được chia thành 2 loại là: Từ ghép và Từ láy.

Tu phuc la gi 1

* Từ ghép

Từ ghép được tạo ra từ phương thức ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau. Trong từ ghép lại được chia ra thành 2 loại chính:

– Từ ghép đẳng lập: là từ ghép khi tách riêng các tiếng ra chúng đều có nghĩa riêng biệt. Các tiếng này độc lập hoàn toàn về mặt ngữ pháp.

Ví dụ từ ghép đẳng lập như: Cha mẹ. Ngày đêm, sáng tối, cây cỏ, …

– Từ ghép chính phụ: là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ. Tiếng sau mang nghĩa bổ sung cho tiếng trước.

Ví dụ từ ghép chính phụ: Mùa đông, thịt gà, Áo khoác, cây hoa,…

* Từ láy

Từ láy được tạo ra từ phương thức láy từ hay chính là phối hợp những tiếng có âm đầu hoặc vần hoặc cả âm đầu và vần giống nhau tạo thành từ láy. Cụ thể, từ láy được chia làm 2 loại chính:

Từ láy toàn bộ

+ Từ láy toàn bộ là từ láy giống nhau cả phần âm và vần.
Từ láy toàn bộ được sử dụng để nhấn mạnh sự vật, sự việc được nói đến.

Ví dụ: ào ào, xanh xanh, xa xa, luôn luôn,…

+ Ngoài ra, trong một số trường hợp, có thể sử dụng từ láy có sự thay đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo sự hài hòa, tinh tế hơn cho điều muốn nói.

Ví dụ: thoang thoảng, mơn mởn, tim tím, đu đủ, …

 Từ láy bộ phận

+ Từ láy bộ phận là những từ láy ở phần âm đầu hoặc phần vần, dấu câu có thể giống nhau hoặc khác nhau tùy vào dụng ý của người dùng.

+ Trong từ láy bộ phận có thể chia thành từ láy âm và từ láy vần.

Từ láy âm là những từ có phần âm lặp lại.

Ví dụ từ láy âm như: Mếu máo, ngơ ngác, miên man, mênh mông, xinh xắn, nhỏ nhắn, rì rào, đu đủ,…

Từ lát vần là những từ có phần vần lặp lại.

Ví dụ từ láy vần như: lao xao, chênh vênh, liêu xiêu, liu diu, đìu hiu, …

Bạn đang xem: Từ đơn là gì? Từ phức là gì? +20 ví dụ về từ đơn, từ phức

Phân biệt từ ghép và từ láy

Phân Biệt Từ Láy và Từ Ghép
Đặc Điểm Từ Láy Từ Ghép
Nghĩa của từ Từ láy có một từ có nghĩa hoặc không có từ nào có nghĩa.
Ví dụ: Long lanh.
Có thể cả hai từ ghép tạo thành đều có nghĩa cụ thể.
Ví dụ: Hoa quả.
2 tiếng tạo thành Các tiếng tạo ra có sự tương đồng về cách phát âm như giống nhau ở phụ âm đầu, phần vần hoặc toàn bộ đều giống nhau.

Ví dụ: lao xao, rì rào, thum thủm,…

Các tiếng tạo ra không có liên quan về âm hoặc vần.

Ví dụ: Cây cối.

Đảo vị trí các tiếng trong từ Nếu đổi vị trí các tiếng trong từ láy thì từ không có nghĩa.

Ví dụ: Lao xao – Xao lao, lòe loẹt – loẹt lòe, lành lùng – lùng lạnh, may mắn – mắn may, rõ ràng – ràng rõ,…

Khi đảo trật tự các tiếng đọc lên vẫn hiểu được nghĩa và có nghĩa cụ thể.

Ví dụ: Cây cỏ – cỏ cây, hoa quả – quả hoa, mờ mịt – mịt mờ, thẫn thờ – thờ thẫn, giữ gìn – gìn giữ, tối tăm – tăm tối,…

Từ hán Việt Từ láy không có tiếng nào là từ Hán Việt cả. Từ ghép có một trong hai âm tiết thuộc từ Hán Việt.
Ví dụ: Tử tế (Tử là từ hán việt).

 

Tổng Kết

Bài viết trên đã trình bày rõ cho bạn hiểu về định nghĩ từ đơn là gì, từ phức là gì kèm ví dụ rất cụ thể. Hy vọng từ những chia sẻ của bài viết bạn sẽ tổng hợp kiến thức về từ đơn, từ phức một cách dễ hiểu nhất. Chúc bạn có những phút giây học tập vui vẻ, ý nghĩa.

Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc bài.

Theo dõi trên Google News : Google News TTMobile

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *