Tác dụng của phép đối là gì? +10 ví dụ về phép đối rõ nhất

Rate this post

Tác dụng của phép đối là gì? Sử dụng phép đối như thế nào cho đúng? Được biết đến là một biện pháp tu từ. Phép đối có cách sắp xếp từ và cụm từ thành các vế cân đối hoặc song song với nhau. Mục đích nhằm diễn tả một điều gì đó có nét tương đồng với nhau hoặc trái ngược với nhau tùy theo văn cảnh.

Vậy cụ thể tác dụng của phép đối là gì, hãy cùng TTmobile xem ngay dưới đây.

Tác dụng của phép đối là gì?

Tác dụng của phép đối:

Có thể thấy, phép đối là một biện pháp tu từ có tính nghệ thuật cao. Khi sử dụng phép đối trong thơ, văn đều mang đến cảm xúc, có tính gợi hình, gợi cảm cho người đọc, người nghe. Do vậy, cụ thể tác dụng của phép đối như sau:

Tác dụng của phép đối
Tác dụng của phép đối

– Phép đối nêu lên được vẻ đẹp sâu sắc hơn và cũng tinh tế hơn của sự vật, sự việc muốn nói đến.

– Phép đối tạo sự hài hòa, cân đối giữa các đối tượng với nhau. Sự hài hòa cân đối này có thể ở ngữ nghĩa, hình ảnh, âm thanh, cảm xúc,…

– Phép đối giúp tạo sự hoàn chỉnh hơn cho chủ thể muốn nói đến.

– Phép đối tạo được ấn tượng sâu sắc hơn cho các giác quan, giúp dễ hình dung và dễ nhớ hơn.

– Phép đối giúp nhấn mạnh một ý nghĩa nào đó của sự vật, hiện tượng.

– Phép đối giúp việc diễn đạt ý được trôi chảy hơn, hài hòa hơn và cũng sâu sắc, tinh tế hơn.

Xem thêm bài viết:

Đặc điểm nhận biết phép đối

Như đã nói ở trên, tác dụng của phép đối giúp nhấn mạnh, làm nổi bật hơn, sâu sắc hơn tính chất của sự vật, sự việc được nói đến. Vậy làm thế nào để nhận biết được phép đối hay đặc điểm của phép đối là gì?
– Các từ hoặc cụm từ trong phép đối phải được sắp xếp cùng loại từ với nhau. Cụ thể như danh từ đối với danh từ, tính từ đối với tính từ, động từ đối với động từ,…

– Số lượng các âm tiết trong phép đối phải bằng nhau. Ví dụ như: 2/2, 3/3, 4/4, 5/5,…

– Thanh điệu của phép đối phải đầy đủ thanh bằng, thanh trắc.

– Phần ngữ pháp trong phép đối phải lặp lại ngữ pháp với nhau.

– Nghĩa của các cặp từ đối phải có cùng trường nghía với nhau. Nghĩa là các cặp từ đối sẽ có nét nghĩa tương đồng với nhau hoặc ngược lại trái nghĩa với nhau để tạo hiệu ứng, bổ sung và làm tròn nghĩa hơn cho đối tượng được nói đến.

– Phép đối là kiểu đối được diễn tả trong một dòng hoặc 2 dòng với nhau.

Bạn đang xem: Tác dụng của phép đối là gì? +10 ví dụ về phép đối rõ nhất

2 loại phép đối cần biết

Có 2 loại phép đối đó là: Tiểu đối và Trường đối. Cụ thể như sau:

1 – Phép đối Tiểu đối

Tiểu đối hay nói cách khác là Tự đối, là phép đối trên 1 câu, 1 dòng với nhau.

– Ví dụ về phép đối tiểu đối:

+ Đói cho sạch, rách cho thơm

+ Sáng nắng, chiều mưa

+ Cơm lần, gạo lượt.

2 – Phép đối Trường Đối

Trường Đối hay còn gọi là Bình đối, là phép đối giữa dòng trên với dòng dưới, hoặc đoạn trên với đoạn dưới với nhau.

– Ví dụ về phép đối kiểu trường đối:

+ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

=> Đây là Phép đối giữa Người và trăng

+ Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mất nhà

=> Đây là Phép đối giữa hình ảnh thơ của chú tiều và chợ bên sông.

+ Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

=> Đây là Phép đối giữa hành động đánh và đập đá ở Côn Lôn

+ Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

=> Đây là Phép đối giữa hình ảnh của con chim cuốc và chim gia gia.

+ Gươm mài đá, đá núi phải mòn

Voi uống nước, nước sông phải cạn

=> Đây là Phép đối giữa hình ảnh thơ ở 2 vế, cho thấy ý chí quyết tâm lớn của nghĩa quân Lam Sơn.

Bạn đang xem: Tác dụng của phép đối là gì? +10 ví dụ về phép đối rõ nhất

+ 10 ví dụ về phép đối dễ hiểu nhất

Trên đây bạn đã hiểu về tác dụng của phép đối rồi. Dưới đây TTmobile sẽ tổng hợp cho bạn các ví dụ về phép đối giúp bạn dễ hình dung hơn về phép đối nhé.

– Thuốc đắng dã tật, sự thật hay mất lòng.

– Tiên học lễ, hậu học văn.

– Ăn cây nào, rào cây ấy.

– Chó treo, mèo đậy.

– Kính trên, nhường dưới.

– Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

– Khi sao phong gấm rủ là

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.

– Người quốc sắc, kẻ thiên tài,

Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.

– Mấy chùm trước dậu hoa năm ngoái

Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

– Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

Trót đem thân thế hẹn tang bồng.

– Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

– Trăm thân này phơi ngoài nội cỏ

Nghìn xác này gói trong da ngựa.

– Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

– Gươm mài đá, đá núi phải mòn

Voi uống nước, nước sông phải cạn.

– Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.

– Người lên ngựa, kẻ chia bào.

– Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

– Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

– Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phơi phới

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.

– Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao.

– Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

– Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử

Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.

– Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù (Trần Quốc Tuấn)

=> Đây là Phép đối tạo nên sự hài hòa về âm thanh, tạo nên sự dồn dập, thôi thúc, căm phẫn.

– Bán anh em xa mua láng giềng gần.

– Khúc sông bên lở bên bồi

Bên lở thì đục, bên bồi thì trong.

(Ca dao)

– Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt

Dưới sân ông cứ ngỏng đầu rồng.

Bạn đang xem: Tác dụng của phép đối là gì? +10 ví dụ về phép đối rõ nhất

– Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

– Hội nào bằng hội Mạnh Tân, có vương sư họ Lã,

Trận nào bằng trận Duy Thủy, có quốc sĩ họ Hàn.

– Tết đến, cả nhà vui như tết.

Xuân về, khắp nước trẻ cùng xuân.

– Dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế

Gây binh kết oán, trải hai mươi năm.

– Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.

– Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao

Mặt tơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.

– Con chim có tổ, con người có tông.

– Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

(Hồ Xuân Hương)

– Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

Giật mình, mình lại thương mình xót xa.

– Bán anh em xa, mua láng giềng gần.

– Lúc khó thì chẳng ai nhìn

Đến khi đỗ Trạng chín nghìn anh em.

– Sớm trông mặt đất thương núi xanh

Chiều vọng chân mây nhớ tím trời.

2 Công thức phép đối

Phép đối có 2 mô hình cấu tạo đó là: Phép đối 1 dòng và phép đối 2 dòng hoặc 2 đoạn.

1 – Phép đối 1 dòng

Phép đối 1 dòng là phép đối chỉ viết ra trên 1 dòng.

Cụ thể mô hình như sau:

a + b + c + d >< a’ + b’ + c’ + d’.

 

2 – Phép đối 2 dòng

Phép đối 2 dòng là phép đối được viết hay diễn ra trên 2 dòng hoặc 2 đoạn.

Cụ thể mô hình phép đối 2 dòng như sau:

a + b + c

><

a’ + b’ + c’

Tổng Kết

TTmobile vừa trình bày cho bạn về phép đối, tác dụng của phép đối kèm ví dụ rất rõ ràng, dễ hiểu. Hy vọng từ những chia sẻ của bài viết sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về phép đối và cách sử dụng phép đối. Chúc bạn học tập vui vẻ.

Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc bài.

Theo dõi trên Google News : Google News TTMobile

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *