Điệp từ là gì? Điệp ngữ là gì? So sánh kèm +20 ví dụ hay nhất

Rate this post

Điệp từ là gì? Điệp ngữ là gì? Điệp từ và điệp ngữ khác nhau như thế nào? Tác dụng của điệp từ và điệp ngữ? Cách nhận biết điệp từ và điệp ngữ? Ví dụ về điệp từ và điệp ngữ? Tất cả sẽ được TTmobile giải đáp ngay dưới đây, cùng theo dõi nhé.

Điệp từ là gì?

Điệp từ là gì?

– Điệp từ hay còn gọi là điệp ngữ, là một biện pháp tu từ lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê để làm nổi bật vấn đề muốn nói đến.

– Do vậy, điệp từ và điệp ngữ chính là một.

– Ví dụ về điệp từ (điệp ngữ) như:

Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai?

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt?

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt?

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên?

Điệp Từ - Điệp Ngữ
Điệp Từ – Điệp Ngữ

Xem thêm:

Có những loại điệp từ nào? Nhận biết điệp ngữ ra sao?

Có 3 loại điệp từ (điệp ngữ) chính là: Điệp từ cách quãng, điệp từ nói tiếp và điệp từ chuyển tiếp. Mỗi loại đều có những đặc điểm khác nhau. Cụ thể đó là:

1 – Điệp từ cách quãng

Điệp từ cách quãng là gì?

Điệp ngữ cách quãng là hình thức lặp lại một từ hoặc một cụm từ không có sự liên tiếp và cách quãng nhau.

Điệp ngữ cách quãng mang đến các đối xứng trong đoạn văn.

– Ví dụ về điệp ngữ cách quãng như:

+ Đoạn thơ Việt Bắc, Tố Hữu đã sử dụng biện pháp điệp ngữ cách quãng miêu tả nỗi nhớ của mình với Việt Bắc như sau:

“… Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

Điệp từ “Nhớ sao” được lặp lại nhằm chỉ nỗi nhớ với những cảm xúc đã qua. Đó là những kỷ niệm, những câu chuyện của chính tác giả với Việt Bắc.

2 – Điệp từ nối tiếp

Điệp từ nối tiếp là gì?

Điệp ngữ nối tiếp là hình thức lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ một cách nối tiếp với nhau.

– Ví dụ về điệp ngữ nối tiếp:

Trong bài thơ Gửi em cô thanh niên xung phong, Phạm Tiến Duật có viết:

“Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa

Thương em, thương em, thương em biết mấy”.

Điệp ngữ “thương em” được nhắc lại 3 lần liên tiếp trong một câu thơ liền mạch. “Thương em” là để chỉ nỗi nhớ hay niềm thương dành cho cô gái thanh niên xung phong. Cụm từ “thương em” được lặp lại nhiều lần cho thấy niềm thương nhẹ nhàng nhưng chất chứa không nguôi.

3 – Điệp từ chuyển tiếp

Điệp ngữ chuyển tiếp là gì?

– Điệp ngữ chuyển tiếp hay còn gọi là điệp từ vòng (điệp ngữ vòng) là hình thức từ hoặc cụm từ điệp nằm ở cuối câu trên lại được chuyển xuống đầu câu dưới tiếp với nó.
– Hình thức điệp ngữ chuyển tiếp này giúp cho câu văn, câu thơ liền mạch với nhau hơn.

– Hình thức điệp ngữ chuyển tiếp thường được dùng trong các thể thơ như: Thơ lục bát, thơ thất ngôn lục bát, thơ thất ngôn tứ tuyệt,…

– Ví dụ về điệp ngữ chuyển tiếp:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.

(Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)

Hai từ “thấy” và “ngàn dâu” là hình thức điệp từ chuyển tiếp.

Từ “thấy” lặp lại chỉ lúc chia tay, sự xa cách làm cho hai người không thấy nhau nữa. Ở một nơi nào đó họ thấy “ngàn dâu” là chỉ nỗi nhớ trống trải kéo dài vô tận của người chinh phụ.

Tác dụng của điệp ngữ

Trong mỗi phép điệp từ đều sẽ có những tác dụng nhất định. Cụ thể như:

Điệp từ có tác dụng Nhấn mạnh

– Nhấn mạnh tâm tư, tình cảm, cảm xúc của sự vật, sự việc muốn nói đến.

Ví dụ:

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu, rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình, thủy chung”.

Từ “nhớ” được lặp lại 3 lần cách quãng nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ của tác giả trong từng hình ảnh được hiện lên. Các cảnh tượng quen thuộc cũ cứ hiện lên khiến tác giả càng nhớ nhung khôn nguôi đến những con người cũ, kỹ niệm cũ đã xa…

Điệp từ có tác dụng Liệt kê

Tác dụng của biện pháp điệp từ còn là liệt kê ra những đối tượng, cảm xúc, sự vật, sự việc,…

– Ví dụ:

+ “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

(Nhớ rừng – Thế Lữ)

Đoạn thơ cho thấy hai từ “đâu” và “ta” được lặp lại 4 lần theo cấu trúc “Đâu – Ta”. Đây là điệp từ liệt kê các đặc điểm, liệt kê các kỹ niệm xưa của tác giả. Đó là những kỷ niệm và các chiến tíc anh hùng còn in đậm mãi trong lòng.

+ Tôi yêu Sài Gòn da diết… Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào… Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở…

(Minh Hương)

Tác dụng Khẳng định

– Điệp từ có tác dụng tạo ra sự khẳng định.

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”.

(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)

Cụm từ “một dân tộc” lặp lại mang ý nghĩa liệt kê.

Cụm từ “ân tộc đó phải được” mang ý nghĩa khẳng định sự uy nghiêm và lòng tin độc lập của dân tộc. Đây là điều tất yếu cho dân tộc Việt Nam.

12 Ví dụ điệp từ, điệp ngữ dễ hiểu nhất

Ở trên bạn đã biết được khái niệm điệp ngữ là gì và có những loại điệp ngữ nào rồi. Để hiểu hơn về khái niệm điệp ngữ bạn có thể xem thêm một vài ví dụ điệp ngữ dưới đây:

1.

“ Ngày xuân mở nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu, rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

(Việt Bắc – Tố Hữu)

=> Điệp từ “Nhớ” lặp lại 3 lần cùng với “Ngày xuân mở nở trắng rừng”, “Ve kêu, rừng phách đổ vàng”, “Rừng thu trăng rọi hòa bình” thể hiện hồi ức của tác giả về một bức tranh Việt Bắc với 3 mùa đẹp nhất trong năm của vùng đất này: xuân, hạ, thu.

Điệp ngữ “nhớ” trong đoạn trích cũng như cả bài thơ vừa làm nổi bật hồi ức của tác giả, vừa mang đến cảm xúc mạnh cho người đọc. Từ đó, mang đến một bức tranh sống động về thiên nhiên và con người Việt Bắc.

2.

Còn trời còn nước còn non

Còn cô bán rượu anh còn say xưa.”

Điệp từ “còn” được lặp lại 5 lần trong hai câu thơ lục bát thể hiện tình cảm của tác giả với “cô bán rượu” khá hài hước, thú vị.

3.

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”

=> Hình thức Điệp Từ lặp từ, cụm từ, cả câu nhằm tạo nên sự khẳng định của tác giả với một vấn đề được nhắc tới. Vừa là liệt kê, nhấn mạnh, vừa khẳng định vẻ đẹp trong sáng, tinh khiết của loài hoa thuần túy là hoa Sen.

4.

“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn.

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều”.

=> Điệp ngữ nối tiếp “rất lâu” và “khăn xanh”.

5.

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền trôi thấp thoáng cánh buồn xa xa,

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu.

Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu,

Chân mây mặt nước một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh,

Tiếng mưa sầm sập vây quanh chỗ ngồi”.

=> Điệp ngữ “buồn trông” được lặp lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh nỗi buồn của Thúy Kiều.

6.

Hạt gạo làng ta

 vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

 hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

 lời mẹ hát….

 bão tháng bẩy

 mưa tháng ba

(Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)

=> Điệp ngữ “có” được lặp lại là điệp ngữ có tính chất liệt kê những chất chất làm nên hạt gạo. Từ đó, giúp người đọc, người nghe thấy được sự khó khăn cũng như cần trân quý của từng hạt gạo.

7.

“Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực…”

 

8.

“Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy. ”

(Vũ Tú Nam)

=> Điệp từ “hàng ngàn” ở đây là điệp ngữ cách quãng. Có tác dụng nhấn mạnh và khẳng định sự hiện diện của rất nhiều các bông hoa, búp nõn ở trên cây gạo.

9.

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

=> Điệp ngữ “lồng” là điệp từ ngắt quãng. Còn điệp từ “chưa ngủ” là điệp ngữ nối tiếp.

10.

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

=> Điệp ngữ “nghe” được lặp đi lặp lại nhiều lần với mục đích thể hiện sự âm vang của tiếng gà khiến người lính trở về miền kí ức của tuổi thơ.

11.

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu, rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.”

=> Điệp ngữ “nhớ” nhấn mạnh nỗi nhớ về Việt Bắc- căn cứ cách mạng một thời của những người lính chiến đấu.

12.

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”

=> Điệp ngữ “muốn làm” diễn tả nguyện vọng tha thiết, nguyện ước muốn được gắn bó với lăng Bác tình cảm mãnh liệt muốn được tận hiến với Bác.

Tổng Kết

Trên đây TTmobile đã giải đáp cho bạn về điệp từ là gì, điệp ngữ là gì rồi. Điệp từ cũng chính là điệp ngữ. Hy vọng với những ví dụ về điệp từ rất cụ thể sẽ giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về điệp từ, điệp ngữ. Chúc bạn học tập vui vẻ.

Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc bài.

Theo dõi trên Google News : Google News TTMobile

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *