Ẩn dụ là gì? Tác dụng và +15 ví dụ về ẩn dụ rõ nét nhất

Rate this post

Ẩn dụ là gì? Ý nghĩa và chức năng của phép tu từ ẩn dụ? Các ví dụ về ẩn dụ dễ hiểu nhất? So sánh phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ? Tất cả sẽ có lời giải đá ngay dưới bài viết này. Hãy cùng TTmobile đi tìm hiểu về Ẩn dụ là gì nhé.

Ẩn dụ là gì?

Ẩn dụ là gì? Phép tu từ Ẩn dụ là gì?

Ẩn dụ là một biện pháp tu từ sử dụng tên gọi của sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng. Giữa hai đối tượng này có thể có nét giống nhau về màu sắc, tính chất, trạng thái, …

Ẩn Dụ là gì
Ẩn Dụ là gì? Ẩn Dụ là gì?

Biện pháp tu từ ẩn dụ này thường được sử dụng trong văn học để làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.

Ngoài ra, có thể hiểu:

Ẩn dụ là một sự so sánh ngầm, có thể gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng có nét tương đồng với nó.

Nghĩa là sự vật sự việc được so sánh A ẩn đi và sự vật, hiện tượng so sánh B sẽ bộc lộ ra và chính là đối tượng để biểu thị.

Bạn đang xem: Ẩn dụ là gì? Tác dụng và +15 ví dụ về ẩn dụ rõ nét nhất

+15 ví dụ về Ẩn dụ dễ hiểu nhất

Để hiểu hơn về khái niệm ẩn dụ là gì bạn có thể xem một vài ví dụ ẩn dụ dưới đây:

1.

“Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.”

Phép ẩn dụ ở đây là “ thuyền, bến” để bày tỏ nỗi niềm của cô gái luôn đợi chờ người yêu của mình.

2.

“Tiếc thay một đóa trà mi

Con ong đã tỏ đường đi lối về.”

Phép ẩn dụ ở đây là đóa hoa trà mi để so sánh với thân phận nàng Kiều.

3.

“Gặp đây mận mới hỏi đào,

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa,

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào!”

Phép ẩn dụ ở đây là đôi nam nữ tỏ tình nhau nhưng lại không nói tên thật mà mượn hai cái tên là “mận, đào” để hỏi về “vườn hồng” có nghĩa là hỏi cô gái đã có người yêu chưa.

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác, xuống ghềnh bấy nay.

Phép ẩn dụ ở đây là hình ảnh thân cò. Thân cò như người nông dân cả ngày lao động vất vả kiếm miếng ăn.

  1. Mẹ tôi mái tóc bạc, mẹ tôi lưng đã còng.

Phép ẩn dụ ở đây là hình ảnh người mẹ với mái tóc bạc và lưng còng ám chỉ tuổi tác và những phẩm chất của người mẹ.

  1. Giọng dì ấy rất ngọt ngào

Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang vị giác. Giọng nói là của thính giác đã được chuyển sang vị ngọt ngào của vị giác rất tinh tế, gợi hình, gợi cảm.
Bạn đang xem: Ẩn dụ là gì? Tác dụng và +15 ví dụ về ẩn dụ rõ nét nhất

  1. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
    Hình ảnh ẩn dụ ở đây là mặt trời trong lăng ám chỉ bác Hồ Chí Minh kính yêu của dân tộc.
  2. Từng giọt long lanh rơi
    Tôi đưa tay tôi hứng
    Phép ẩn dụ ở đây là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác với hình ảnh gioyj long lanh là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện. Chuyển đổi từ thính giác sang xúc giác với trạng thái hứng.
  3. Trăng cứ tròn vành vạnh
    Kể chi người vô tình.
    Hình ảnh ẩn dụ ở đây là “trăng cứ tròn vành vạnh” chỉ sự chung thủy, tròn vẹn đầy ân tình của thiên nhiên, của quê hương.
  4. Nói ngọt lọt đến xương
    Có nghĩa là nói nặng, nói quá nặng. Đây là phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy từ chỉ vị giác ẩn dụ ra xúc giác.
  5. Vân xem trang trọng khác vời
    Khuôn trang đầy đặn, nét ngài nở nang
    Hoa cười ngọc thốt đoan trang
    Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
  6. Một tiếng chim kêu, sáng cả rừng.
  7. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
  8. Nói ngọt như mía lùi.
  9. Cháy hàng quà tặng ngày mùng 8 tháng 3.
  10. Em đi lửa thắp trong bao mắt

Anh đứng thành tro em biết không?

17.

Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người.

Bạn đang xem: Ẩn dụ là gì? Tác dụng và +15 ví dụ về ẩn dụ rõ nét nhất

Các hình thức tu từ ẩn dụ và ví dụ về ẩn dụ

Trong tiếng Việt có 4 hình thức tu từ ẩn dụ cụ thể đó là: Ẩn dụ hình thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ cách thức và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Mỗi loai ẩn dụ này đều có đặc điểm, tính chất riêng, cụ thể:

1 – Ẩn dụ hình thức

– Ẩn dụ hình thức là loại hình thức ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về hình thức của các sự vật, hiện tượng. Mục đích của ẩn dụ hình thức này chính là dấu đi một phần ý nghĩa của câu thơ hoặc câu văn đó.

– Ví dụ về ẩn dụ hình thức như:

+ Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu:
“Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”.

Hình ảnh ẩn dụ ở đây là “lửa lựu” với hàm ý ẩn dụ hình thức về màu của hoa lựu đỏ như màu ngọn lửa.

+ Câu thơ:

“Về thăm quê Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”.

Hình ảnh ẩn dụ ở câu thơ này là “thắp lên lửa hồng” với dụ ý về hình ảnh hoa râm bụt nở đỏ rực.

2 – Ẩn dụ cách thức

– Ẩn dụ cách thức là phép ẩn dụ dùng các cách thức khác nhau để miêu tả cùng một sự vật, hiện tượng muốn nói đến. Phương pháp ẩn dụ cách thức này được xem là phương thức chuyển nghĩa dựa trên sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa hai sự việc, hiện tượng.

– Ví dụ về ẩn dụ cách thức:

+ Câu tục ngữ:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Hình ảnh ẩn dụ ở đây là “ăn quả” nghĩa là ẩn dụ của những thành quả lao động. Ngoài ra còn có “trồng cây” là ẩn dụ của những công lao vun đắp của người làm ra thành quả đó.

Bạn đang xem: Ẩn dụ là gì? Tác dụng và +15 ví dụ về ẩn dụ rõ nét nhất

3 – Ẩn dụ phẩm chất

– Ẩn dụ phẩm chất là phép ẩn dụ nói về phẩm chất của các sự vật, hiện tượng này với phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác.

– Ví dụ về ẩn dụ phẩm chất:

+ Trong thơ Minh Huệ có viết:

“Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm”.

Hình ảnh ẩn dụ ở câu thơ là “Người cha mái tóc bạc” có sự tương đồng phẩm chất với Bác Hồ ở tuổi già. Cụ thể hơn câu thơ muốn lấy ẩn dụ hình ảnh Bác Hồ mái tóc bạc phơ chăm lo giấc ngủ cho những chiến sĩ giống như người cha chăm sóc những đứa con thân thương của mình.

4 – Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là phép ẩn dụ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật hiện tượng được nhận biết bằng các giác quan này nhưng lại dùng từ ngữ cho giác quan khác để cảm nhận sự vật, hiện tương đó.

– Ví dụ về ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

+ “Trời hôm nay ánh nắng vàng giòn tan”.

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở đây là việc miêu tả ánh nắng mạnh có thể làm khô mọi sự vật. Chuyển đổi thị giác cảm nhận ánh nắng thành vị giác giòn tan để miêu tả ánh nắng.

Xem Thêm:

 

Tác dụng của phép ẩn dụ

– Phép tu từ ẩn dụ có mang tính biểu cảm

+ Sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ giúp người viết hoặc người nói bộc lộ được cảm xúc, tình cảm, thái độ đối với đối tượng một cách tế nhị mà sâu sắc.

+ Với những hình ảnh ẩn dụ mang tính chất đẹp đẽ sẽ thể hiện được thái độ ca ngợi, tình cảm yêu mến với người viết, người nói. Còn với những hình ảnh mang tính chất phê phán, chê bai, căm ghét thì người viết hoặc người nói sẽ sử dụng các từ ngữ ẩn dụ mang tính chất tiêu cực, xấu xa, thấp hèn.

– Phép tu từ ẩn dụ để tạo dựng hình ảnh

Sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ giúp tạo ra những hình ảnh mang tính chất nghệ thuật, hoa mỹ, đẹp hơn, tạo cảm giác thú vị hơn.

– Phép tu từ ẩn dụ giúp tăng tính nhận thức hơn

Sử dụng biện pháp ẩn dụ làm nhận thức của người viết hoặc người nói sâu rộng hơn, phong phú hơn mà không kém phần chính xác. Các sự vật, hiện tượng được nói đến cũng làm tăng tư duy nhận thức hơn cho người đọc và người nghe.

Biện pháp tu từ ẩn dụ làm tăng khả năng nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng có nét tương đồng với nhau ở mọi khía cạnh trong đời sống.

– Phép tu từ ẩn dụ tăng tính thẩm mỹ hơn

Sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ góp phần tạo thêm giá trị thẩm mỹ hơn, ngôn từ cũng trở nên đẹp hơn. Từ đó sẽ càng nói lên tài năng của người sử dụng. Những hình ảnh đẹp, có tính thẩm mỹ cao lúc nào cũng khiến mọi người thích thú, lôi cuốn hơn.

Bạn đang xem: Ẩn dụ là gì? Tác dụng và +15 ví dụ về ẩn dụ rõ nét nhất

Ẩn dụ và hoán dụ khác nhau như thế nào?

Cùng xem sự khác biệt giữa ẩn dụ và hóa dụ như sau:

 

Đặc Điểm Ẩn Dụ Hoán Dụ
Khái niệm Ẩn dụ là một biện pháp tu từ sử dụng tên gọi của sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng. Hoán dụ là phương pháp gọi tên một sự vật, hiện tượng bằng một sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ gần gũi để tăng thêm sức gợi cảm, gợi hình.
Mối quan hệ Ẩn dụ là mối quan hệ tương đồng về hình thức, cách thức, phẩm chất, cảm giác để gợi tả Hoán dụ là mối quan hệ gần gũi và cụ thể như: cái toàn thể và cái bộ phận, vật bị chứa đựng và vật chứa đựng, cái trừu tượng và cái cụ thể, sự vật và dấu hiệu của sự vật.

 

Tổng Kết

Trên đây là bài viết giải đáp về Ẩn dụ là gì? Các ví dụ về phép tư từ ẩn dụ. Tác dụng của phép ẩn dụ. Ẩn dụ và hoán dụ khác nhau như thế nào? Tất cả đều có câu trả lời rất chi tiết kèm ví dụ rất cụ thể. Hy vọng từ những chia sẻ của bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích và hiểu rõ về định nghĩa ẩn dụ là gì.
Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc bài.

Theo dõi trên Google News : Google News TTMobile

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *