Lực ma sát trượt là gì? Đặc điểm, công thức và 5 ví dụ hay nhất

5/5 - (4 bình chọn)

Lực ma sát trượt là một trong số ba lực ma sát phổ biến nhất. Lực ma sát bao gồm: Lực ma sát nghỉ, lực ma sát trượt và lực ma sát lăn. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ về lực ma sát trượt, đặc điểm của lực ma sát trượt, công thức lực ma sát trượt và ví dụ lực ma sát trượt. Lực ma sát trượt và lực ma sát lăn khác nhau như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Lực ma sát là gì?

Lực ma sát là lực cản trở chuyển động của vật này so với vật khác. Lực này xuất hiện giữa các bề mặt tiếp xúc của các vật.

Nó phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc và độ lớn của áp lực còn không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.

Lực ma sát trượt là gì?

Lực ma sát trượt là lực ma sát sinh ra khi vật chuyển động trượt trên bề mặt. Chính bề mặt tác dụng lên vật tại chỗ tiếp xúc một lực ma sát trượt để cản trở chuyển động của vật trên bề mặt đó.

Lực ma sát trượt luôn ngược hướng chuyển động.

5 Ví dụ về lực ma sát trượt

Ví dụ về lực ma sát trượt
Ví dụ về lực ma sát trượt

– Lực ma sát trượt khi chúng ta phanh xe đạp, nó chính là lực ma sát giữa vành xe và hai má phanh đồng thời cũng làm cho bánh xe trượt trên mặt đường đi.

– Lực ma sát trượt trên đàn violon là khi kéo dây đàn thì giữa chúng xuất hiện lực ma sát trượt làm dây đàn dao động và phát ra âm thanh.

– Lực ma sát trượt xuất hiện khi chúng ta mài nhẵn bóng các mặt của kim loại.

– Lực ma sát trượt xuất hiện khi vận động viên trượt trên nền băng.

– Lực ma sát trượt xuất hiện khi bạn nhỏ trượt xuống cầu trượt.

Đặc điểm của lực ma sát trượt

 

– Có điểm đặt lên vật sát bề mặt tiếp xúc.

– Có phương song song với bề mặt tiếp xúc.

– Có chiều ngược chiều với chiều chuyển động tương đối so với bề mặt tiếp xúc.

Công thức tính ma sát trượt

 

Công thức tính ma sát trượt như sau:

Fmst = µt N

Trong đó:

  • Fmst: độ lớn của lực ma sát trượt (N)
  • µt: hệ số ma sát trượt
  • N: Độ lớn áp lực (phản lực) (N).

3 Cách để làm giảm lực ma sát

Cách 1: Chuyển ma sát trượt thành ma sát lăn.

Ví dụ: Trong ổ bi: Chuyển ma sát trượt thành ma sát lăn, giảm ma sát đáng kể, giảm khả năng bị bào mòn.

Cách 2: Làm giảm ma sát tĩnh.

Ví dụ: Thông thường, đoàn tàu khi khởi động thì đầu tàu sẽ bị giật lùi, điều này sẽ giúp đầu tàu kéo từng toa và chỉ chống lực ma sát tĩnh từng toa chứ không phải là ma sát tĩnh của cả đoàn tàu.

Cách 3: Thay đổi bề mặt vật liệu hoặc chất liệu.

Việc thay đổi bề mặt tiếp xúc sẽ giúp giảm ma sát đáng kể.

Ví dụ: Có thể dùng các chất bôi trơn như dầu mỡ cho các bề mặt rắn để giảm hệ số ma sát đồng thời giảm khả năng bị bào mòn của vật.

Ma sát trượt và ma sát lăn khác nhau như thế nào?

 

Ma sát trượt và ma sát lăn đều có tác dụng cản trở chuyển động của vật. Nhưng chúng khác nhau như thế nào?

– Ở ma sát trượt:

+ Cường độ lớn hơn cường độ lực ma sát lăn nhưng nhỏ hơn cường độ lực ma sát nghỉ.

+ Xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt vật khác.

– Ở ma sát lăn:

+ Cường độ nhỏ hơn cường độ lực ma sát trượt và cường độ lực ma sát nghỉ.

+ Xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt vật khác.

Để vận dụng làm bài tập tốt hơn, chúng ta hãy tìm hiểu thêm về lực ma sát nghỉ và lực ma sát lăn nhé!

Lực ma sát nghỉ

– Lực ma sát nghỉ là lực giữ cho vật không trượt khi bị tác dụng của lực khác.

– Ví dụ lực ma sát nghỉ:

+ Lực ma sát nghỉ giữ cho thùng hàng không bị trượt xuống khỏi xe.

+ Lực ma sát nghỉ là khi kéo con trâu mà nó vẫn đứng.

+ Lực ma sát nghỉ là khi kéo bàn trên sàn nhà mà bàn vẫn đứng.

– Lực ma sát nghỉ có đặc điểm:

+ Có cường độ (độ lớn) thay đổi tùy theo lực tác dụng lên vật có xu hướng làm cho vật thay đổi chuyển động.

+ Luôn có tác dụng giữ vật ở trạng thái cân bằng khi có lực tác dụng lên vật.

+ Điểm đặt lên vật sát bề mặt tiếp xúc.

+ Phương: song song với bề mặt tiếp xúc.

+ Chiều: ngược chiều với lực (hợp lực) của ngoại lực(các ngoại lực và thành phần của ngoại lực song song với bề mặt tiếp xúc F→t hoặc xu hướng chuyển động của vật.

+ Độ lớn của lực ma sát nghỉ : Fmsn

Trong đó:

Ft: độ lớn của ngoại lực (thành phần ngoại lực) song song với bề mặt tiếp xúc μn

Fmsn: Độ lớn lực ma sát nghỉ (N).

– Lực ma sát nghỉ cực đại FmsnMax=μnN  (μn>μt)

Trong đó:

  • FmsnMax: lực ma sát cực đại (N)
  • μn: hệ số ma sát nghỉ
  • μt: hệ số ma sát trượt.

Lực ma sát lăn

– Lực ma sát lăn là lực ngăn cản sự lăn của các vật có hình tròn hay nói cách khác là cản trở chuyển động lăn.

– Độ lớn lực ma sát lăn nhỏ hơn các lực ma sát động khác.

– Ví dụ lực ma sát lăn

+ Lực ma sát lăn trên bánh xe đạp chính là lực cản trở chuyển động của các vật lăn trên bề mặt phẳng của bánh xe đạp.

+ Cánh quạt trần đang quay thì bị mất điện.

+ Ô tô đang chay tắt máy.

+ Lăn thùng phuy trên mặt sàn.

– Khi một vật lăn trên một vật khác, xuất hiện nơi tiếp xúc và cản trở chuyển động lăn. Do vậy, đặc điểm của ma sát lăn tương tự như ma sát trượt:

+ Có điểm đặt lên vật sát bề mặt tiếp xúc.

+ Có phương song song với bề mặt tiếp xúc.

+ Có chiều ngược chiều với chiều chuyển động tương đối so với bề mặt tiếp xúc.

Bài tập về lực ma sát

Bài tập 1:

Vật đặt trên đỉnh dốc dài 165m, hệ số ma sát 0,2, góc nghiêng dốc là α .
a) Với giá trị nào của α thì vật nằm yên không trượt?
b) Cho α = 30 độ . Tìm vận tốc vật ở chân dốc. Cho tan 11 độ = 0,2 ; cos 30 độ = 0,85 .
Hướng dẫn giải:
a) Để vật nằm yên không trượt thì:
tan α ≤ μ ⇔ tan α ≤ 0 , 2 ⇔ α ≤ 11 0
b) Vận tốc khi vật ở chân dốc là:

Bai tap 1

Bài tập 2:

Một ô tô khối lượng m = 1 tấn chuyển động nhanh dần đều trên mặt đường nằm ngang với gia tốc a = 2m/s2. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,1. Tính lực kéo của ô tô.

Hướng dẫn giải:

Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động của xe.

Bai tap 2

Bài tập 3:

Một xe điện đang chạy với vận tốc 36 km/h thì bị hãm lại đột ngột. Bánh xe không lăn nữa mà chỉ trượt lên đường ray. Kể từ lúc hãm, xe điện còn đi được bao xa thì dừng lại? Biết hệ số ma sát trượt giữa bánh xe và đường ray là 0,2. Lấy g = 9,8m/s2.

Hướng dẫn giải:

Đổi 36 km/h = 10 m/s

Kể từ lúc hãm xe, lực ma sát đóng vai tò cản trở chuyển động khiến xe dừng lại.

Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động.

Áp dụng định luật II Niuton ta có:

Bai tap 3

Bài tập 4:

Vì sao bôi dầu mỡ lại giảm được ma sát?

TRả lời:

Khi bôi dầu mỡ lên mặt tiếp xúc giữa hai vật sẽ làm cho tính chất mặt tiếp xúc thay đổi, hai vật không còn cọ sát trực tiếp nhau. Vì hệ số ma sát của vật liệu nhớt là rất nhỏ nên lực ma sát được giảm đi đáng kể so với không bôi dầu mỡ nhớt.

Bài tập 5:

Nhiều khi ô tô bị sa lầy, bánh xe quay tít mà xe không nhích lên được. Giải thích hiện tượng.

Trả lời:

Khi bánh xe phát động của ô tô bị sa vào vũng lầy, lực ma sát do đất tác dụng vào bánh xe quá nhỏ, không đủ giữ cho điểm của bánh xe tiếp xúc với đất tạm thời đứng yên để cho xe chuyển lên được .

=> Cách khắc phục : Chèn thêm gạch đá, hoặc lót ván vào vủng lấy nhằm tăng lực ma sát.

Bài tập 6:

Vì sao muốn cho đầu tàu hỏa kéo được nhiều toa thì đầu phải có khối lượng lớn?

Trả lời:

Trong chuyển động của đoàn tàu, lực phát động chính là lực ma sát nghỉ do đường ray tác dụng lên các bánh xe phát động của đầu tàu. Muốn đầu tàu kéo được nhiều toa, lực ma sát này phải rất lớn. Mà lực ma sát tỉ lệ với áp lực lên đường tàu nên khối lượng của đầu tàu phải rất lớn.

Tổng Kết

Trên đây là những chia sẻ về lực ma sát trượt, lực ma sát lăn và lực ma sát nghỉ xin gửi đến bạn đọc. Hy vọng từ bài viết này bạn sẽ cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích.

Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc bài.

Theo dõi trên Google News : Google News TTMobile

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *