Ma sát nghỉ là gì? Ví dụ lực ma sát nghỉ? Công thức tính lực ma sát nghỉ? Tất cả đều là các kiến thức vật lý mà các bạn sẽ phải học trong chương trình trung học cơ sở. Dưới đây TTmobile sẽ giúp bạn nắm rõ được không những về ma sát nghỉ là gì mà còn hiểu rõ định nghĩa ma sát là gì? Các loại ma sát trong vật lý. Cùng xem ngay nhé!
Định nghĩa Ma sát là gì?
Ma sát là một loại lực cản xuất hiện giữa các bề mặt vật chất với nhau. Lực ma sát này có xu hướng chống lại sự thay đổi vị trí tương đối của hai bề mặt vật chất đó với nhau.
=> Từ đó, ta hiểu đó là lực ma sát.
Lực ma sát là lực cản trở chuyển động của một vật được tạo ra bởi những vật tiếp xúc với nó.
Ma sát nghỉ là gì?
Định nghĩa ma sát nghỉ là gì?
Ma sát nghỉ là một lực ma sát giữ cho vật không bị trượt khi bị tác dụng bởi lực khác.
Để hiểu hơn thực tế ma sát nghỉ là gì bạn có thể hình dung:
Lực ma sát nghỉ giữ cho thùng hàng không bị trượt xuống khỏi xe nâng.
Đặc điểm của lực ma sát nghỉ
– Có cường độ (độ lớn) thay đổi tùy theo lực tác dụng lên vật có xu hướng làm cho vật thay đổi chuyển động.
– Luôn có tác dụng giữ vật ở trạng thái cân bằng khi có lực tác dụng lên vật.
– Lực ma sát tĩnh cực đại không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc.
– Lực ma sát nghỉ chỉ xuất hiện khi có ngoại lực tác dụng lên vật và ngoại lực này có xu hướng làm cho vật chuyển động nhưng chưa đủ để thắng lực ma sát.
– Điểm đặt lên vật sát bề mặt tiếp xúc.
– Phương: song song với bề mặt tiếp xúc.
– Khi vật trượt thì lực ma sát trượt < lực ma sát nghỉ cực đại.
– Chiều: ngược chiều với lực (hợp lực) của ngoại lực (các ngoại lực và thành phần của ngoại lực song song với bề mặt tiếp xúc F→t hoặc xu hướng chuyển động của vật.
– Độ lớn của lực ma sát nghỉ : Fmsn
Trong đó:
+ Ft: độ lớn của ngoại lực (thành phần ngoại lực) song song với bề mặt tiếp xúc μn
+ Fmsn: Độ lớn lực ma sát nghỉ (N).
Lực ma sát nghỉ cực đại
Lực ma sát nghỉ cực đại có:
FmsnMax = μnN (μn>μt)
Trong đó:
+ FmsnMax: lực ma sát cực đại (N)
+ μn: hệ số ma sát nghỉ μt: hệ số ma sát trượt
Chú ý:
Trường hợp nhiều lực tác dụng lên vật thì Ft là độ lớn của hợp lực các ngoại lực và thành phần của ngoại lực song song với bề mặt tiếp xúc.
Công thức tính lực ma sát nghỉ
Trong đó:
μn:hệ số ma sát nghỉ.
N: là áp lực của vật lên mặt phẳng (N).
FM: là lực ma sát nghỉ cực đại (N).
Fmsn: lực ma sát nghỉ (N).
Bài tập ma sát nghỉ
Bài tập 1:
Dựa theo thí nghiệm như hình dưới đây, hãy kết luận về phương và chiều của ma sát nghỉ?
Hướng dẫn giải:
Dựa theo thí nghiệm, ta có thể thấy đặc điểm của ma sát nghỉ ở đây như sau:
– Phương nằm trong mặt tiếp xúc giữa 2 vật.
– Chiều ngược với chiều của ngoại lực tác dụng lên vật (ngược với chiều hợp lực của các ngoại lực khác).
Bài tập 2:
Một thùng gỗ có trọng lượng 240N chuyển động thẳng đều trên sàn nhà nhờ một lực đẩy nằm ngang có độ lớn 53N.
a ) Hãy tìm hệ số ma sát trượt giữa thùng gỗ và sàn nhà
b ) Thùng gỗ lúc đầu đứng yên. Nếu ta đẩy nó bằng một lực 53N theo phương ngang thì nó có chuyển động không?
Hướng dẫn giải:
a ) Do sàn nhà nằm ngang nên ta có
P = N = 240N
Vì thùng gõ có chuyển động thằng đều nên
F(mst) = F = 53N
Hệ số ma sát trượt μt = Fmst / N = 53 / 240 = 0,22
b ) Nếu ta đây thùng gỗ bằng lực 53N theo phương ngang thì thùng gỗ sẽ không chuyển động vì lực để làm cho thùng gỗ chuyển động từ đứng yên lớn hơn lực giữ cho thùng gỗ chuyển động thẳng đều.
Xem thêm bài viết:
Ma sát trượt là gì?
Định nghĩa Lực ma sát trượt là gì?
– Lực ma sát trượt là lực ma sát sinh ra khi vật chuyển động trượt trên bề mặt. Chính bề mặt tác dụng lên vật tại chỗ tiếp xúc một lực ma sát trượt để cản trở chuyển động của vật trên bề mặt đó.
– Lực ma sát trượt luôn ngược hướng chuyển động.
Ví dụ lực ma sát trượt:
Lực ma sát trượt trên đàn violon là khi kéo dây đàn thì giữa chúng xuất hiện lực ma sát trượt làm dây đàn dao động và phát ra âm thanh.
Đặc điểm của lực ma sát trượt
- Ma sát trượt có điểm đặt lên vật sát bề mặt tiếp xúc.
- Ma sát trượt có phương song song với bề mặt tiếp xúc.
- Ma sát trượt có chiều ngược chiều với chiều chuyển động tương đối so với bề mặt tiếp xúc.
Công thức tính ma sát trượt
Công thức tính ma sát trượt như sau:
Fmst = µt N
Trong đó:
Fmst: độ lớn của lực ma sát trượt (N)
µt: hệ số ma sát trượt
N: Độ lớn áp lực (phản lực) (N).
Ma sát lăn là gì?
Định nghĩa lực ma sát lăn là gì?
Lực ma sát lăn là lực ngăn cản sự lăn của các vật có hình tròn hay nói cách khác là cản trở chuyển động lăn.
Độ lớn lực ma sát lăn nhỏ hơn các lực ma sát động khác.
– Ví dụ lực ma sát lăn:
Bạn có thể tưởng tượng Lực ma sát lăn trên bánh xe đạp chính là lực cản trở chuyển động của các vật lăn trên bề mặt phẳng của bánh xe đạp.
Đặc điểm của ma sát lăn
Khi một vật lăn trên một vật khác, xuất hiện nơi tiếp xúc và cản trở chuyển động lăn.
Do vậy, đặc điểm của ma sát lăn tương tự như ma sát trượt đó là:
- Có điểm đặt lên vật sát bề mặt tiếp xúc.
- Có phương song song với bề mặt tiếp xúc.
- Có chiều ngược chiều với chiều chuyển động tương đối so với bề mặt tiếp xúc.
Ma sát nhớt là gì?
Định nghĩa lực ma sát nhớt là gì?
Lực ma sát nhớt là lực ma sát của chất lỏng hay chính là lực cản trở giữa các lớp chuyển động của chất lỏng.
Lực ma sát nhớt có thể gọi tắt là lực nhớt.
Đặc điểm của lực ma sát nhớt
Ma sát nhớt có đặc điểm đó là:
Khi chất lỏng càng nhớt thì lại càng đặc.
Bạn có thể liên tưởng ngay đến mật ong. Mật ong đặc và có độ quyện nên sẽ có lực ma sát nhớt lớn hơn so với nước.
Ứng dụng lực ma sát trong đời sống
Trong thực tế cuộc sống có rất nhiều lực ma sát xung quanh chúng ta, cụ thể như:
– Lực ma sát trong phanh ô tô, xe máy, xe đạp.
– Lực ma sát trong sơn mài
– Lực ma sát trong kỹ thuật đánh bóng.
– Lực ma sát của bật lửa.
…
Các cách làm giảm lực ma sát
Thực tế, có 3 cách làm giảm lực ma sát thường thấy nhất, cụ thể như:
Cách 1: Chuyển ma sát trượt thành ma sát lăn.
Ví dụ: Trong ổ bi: Chuyển ma sát trượt thành ma sát lăn, giảm ma sát đáng kể, giảm khả năng bị bào mòn.
Cách 2: Làm giảm ma sát tĩnh
Ví dụ: Thông thường, đoàn tàu khi khởi động thì đầu tàu sẽ bị giật lùi, điều này sẽ giúp đầu tàu kéo từng toa và chỉ chống lực ma sát tĩnh từng toa chứ không phải là ma sát tĩnh của cả đoàn tàu.
Cách 3: Thay đổi bề mặt vật liệu hoặc chất liệu
Việc thay đổi bề mặt tiếp xúc sẽ giúp giảm ma sát đáng kể.
Ví dụ: Có thể dùng các chất bôi trơn như dầu mỡ cho các bề mặt rắn để giảm hệ số ma sát đồng thời giảm khả năng bị bào mòn của vật.
Lời Kết
Trên đây là những chia sẻ về ma sát nghỉ là gì? Đặc điểm ma sát nghỉ, công thức tính lực ma sát nghỉ, bài tập về ma sát nghỉ rất rõ ràng.
Ngoài ra, TTmobile cũng đưa thêm các thông tin về các lực ma sát khác như: ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nhớt. Hy vọng từ những chia sẻ của bài viết sẽ giúp bạn cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn học tập vui vẻ.
Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc bài.