Tổng hợp 50 ví dụ câu nghi vấn dễ hiểu nhất Việt Nam

Rate this post

Những ví dụ câu nghi vấn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa câu nghi vấn là gì và có đặc điểm như thế nào. Hãy cùng TTmobile xem ngay các ví dụ câu nghi vấn ngay dưới đây nhé.

Ví dụ câu nghi vấn trong tiếng Việt

– Đây là cây hoa gì?

– Mẹ đã ăn cơm chưa?

– Chiếc xe máy này của ai?

– Thứ 2 có đi về ngoại không mẹ?

– Ai có thể giơ tay phát biểu nào?

– Ai đã nói với em như vậy?

– Bà giờ sao rồi ạ?

– Chỉ có bấy nhiêu thôi sao?

– Con giúp mẹ rửa bát được không?

– Con vừa rửa bát xong hả?

– Túi con còn bao nhiêu tiền?

– Điện thoại sạc đầy chưa?

– Anh vừa hút thuốc phải không?

– Cậu kể cho tớ nội dung tập phim hôm qua được không?

– Cái gì đã khiến tay em chảy máu vậy?

– Sẽ ra sao nếu như bố không ở đây với con?

– Hôm nay bạn có đi học không?

– Anh uống cà phê sữa hay cà phê phin?

Ví Dụ Câu Nghi Vấn
Ví Dụ Câu Nghi Vấn dễ hiểu

– Mẹ đã ăn cơm chưa?

– Anh có đi chơi không?

– Bạn đã có người yêu chưa?

– Bạn thấy cô giáo chủ nhiệm như thế nào?

– Sao bà lo xa thế?

– Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?

– Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

– Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử.

– Bạn mua quyển sách này ở đâu vậy?

– Con có biết mẹ lo lắng cho con như thế nào không hả?

– Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái biết gả cho người nào?

– Bạn sao vậy?

– Ai là người đã đánh bạn?
– Sang tháng gia đình cậu đi du lịch Cát Bà với gia đình tớ không?
– Bà Nga béo đứng ở đầu ngõ đất hả?

– Giờ bạn làm hay tớ làm?

Bạn đang xem: Tổng hợp 50 ví dụ câu nghi vấn dễ hiểu nhất Việt Nam

– Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. (Trích trong Nam Cao)

– Sao ta không ngắm sự biệt ly theo tâm hồn của một chiếc lá nhẹ ngàng rơi?

– Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay?

– Hôm nay con đã đi những đâu thế?

– Sao Đức học giỏi vậy nhỉ?

– Anh bưng giúp em xô gạo này được không?

– Em chỉ còn biết khóc chứ còn biết làm sao được nữa?

– Trời ơi, chẳng phải thằng Bằng con anh Bát đây hay sao?

– Ôi, số phận lão Hạc sao khổ sở như thế?

– Bạn nhặt giúp mình quyển sách lên được không?

– Mày đi đâu từ sáng đến giờ?

– Chiều nay đi hay để ngày mai đi?

– Bố có cho con đi chơi không?

– Con có học bài không thì bảo?

– Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng

Lượm ơi, còn không?

(Lượm – Tố Hữu)

Chị Dậu ôm con vào ngồi bên phản, sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi:

Thế nào? Thầy em có mệt lắm không? Sao chậm về thế? Trán đã nóng lên đây này!

Anh Dậu nằm thừ không cựa, cũng không trả lời. Chị Dậu lại gặng:

Chắc thầy em mệt lắm thì phải? Từ sáng đến giờ đi những đâu? Hỏi vay của ai?

Vắt tay lên trán, anh Dậu thở một tiếng dài và cất cái giọng lề dề của người ốm:

– Tôi lên nhà lão Hội Ích.

Có được đồng nào hay không?

– Chẳng được gì cả.

(Tắt đèn – Ngô Tất Tố)

– Tôi cố vui vẻ theo em, nhưng nước mắt đã ứa ra. Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống:

Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.

Tôi nhìn sang cửa phòng bố. Mấy ngày rồi, bố vẫn biệt tăm. Tôi xót xa nhìn em. Bao giờ nó cũng chu đáo và hiếu thảo như vậy.

(Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài).

Bạn đang xem: Tổng hợp 50 ví dụ câu nghi vấn dễ hiểu nhất Việt Nam

Xem thêm bài viết:

Đặc điểm nhận biết câu nghi vấn

Câu nghi vấn là gì?

– Câu nghi vấn là một loại câu hỏi dùng để hỏi những điều mình nghi ngờ, thắc mắc, chưa biết hoặc chưa biết là đúng hay không.
– Câu nghi vấn thường sẽ đi kèm với các từ như: Ở đâu, bao nhiêu, ra sao, như thế nào, sao vậy, bấy nhiêu, sao, hả, rồi, ai, cái gì, ra sao, … và cuối câu thường sử dụng dấu chấm hỏi.

– Câu nghi vấn là câu có mục đích là để hỏi hoặc là câu cảm thán nhằm giải quyết một vấn đề nào đó.

– Bản chất của câu nghi vấn là một câu hỏi. Do vậy, cuối câu nghi vấn sẽ là dấu hỏi chấm.

– Thông thường, câu nghi vấn được sử dụng trong giao tiếp, trong các tiểu thuyết, văn chương, truyện, sách, văn kể chuyện.
– Ở dạng viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Còn ở dạng nói câu nghi vấn có ngữ điệu nghi vấn (thường lên giọng ở cuối câu).

– Cuối câu nghi vấn sẽ thường có các từ hoặc cụm từ như: sao, ra sao, sao vậy, sao rồi, rồi,…

– Câu nghi vấn thường sử dụng những từ nghi vấn như: ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)… không, (đã, … chưa …) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).

Các loại câu nghi vấn và chức năng câu nghi vấn

Chức năng chính của câu nghi vấn chính là để hỏi. Tuy nhiên, câu nghi vấn cũng còn có thể dùng như câu cầu khiến, câu khẳng định, câu phủ định hoặc câu bộc lộ cảm xúc, tâm tư, tình cảm,…

Câu nghi vấn dùng để hỏi

– Ví dụ câu nghi vấn dùng để hỏi:

+ Bạn bao nhiêu tuổi?

+ Cạnh ngân hàng là một nhà hàng phải không?

+ Mẹ bạn là giáo viên phải không?

+ Có cách nào để tôi kết nối với cô ấy không?

+ Làm sao để sử dụng được chiếc máy tính này?

Bạn đang xem: Tổng hợp 50 ví dụ câu nghi vấn dễ hiểu nhất Việt Nam

Câu nghi vấn dùng để cầu khiến.

Ví dụ câu nghi vấn cầu khiến:

+ “Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!” (Trích: Tắt đèn – Ngô Tất Tố).

+ Bạn có thể cho tớ mượn chiếc bút chì được không?

+ Làm ơn đưa chìa khóa cho tôi được chứ?

+ Bạn giúp mình giải bài tập này được không?

Câu nghi vấn dùng để phủ định.

Ví dụ câu nghi vấn phủ định:

+ Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời: vì có ai nấu cho ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa! Ðời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một tay “đàn bà”. (Trích: Nam Cao).

+ Con có ăn bánh đó đâu chứ?
+ Tại sao mẹ lại hỏi con vậy?

+ Lính đâu? Sao bay để cho chúng chạy xồng xộc vào đây vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

+ Cả đàn bò, giao cho thằng bé không ra người ra ngợm ấy chăn dắt làm sao?

Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc, tâm tư, tình cảm.

Ví dụ câu nghi vấn bộc lộ tâm tư tình cảm:

+ Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo rất ngon. Nhưng sao lại mãi đến bây giờ hắn mới nếm vị mùi cháo? (Trích: Nam Cao).

+ Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của con mà con người ta giằng lấy. Người ta lại còn chửi con, chửi cả mẹ nữa! Mẹ xa con, mẹ có biết không?

Bạn đang xem: Tổng hợp 50 ví dụ câu nghi vấn dễ hiểu nhất Việt Nam

Câu nghi vấn dùng để khẳng định

Ví dụ câu nghi vấn khẳng định:

+ Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu cửa chú nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất… (Trích: Ngô Tất Tố)

+ Con có uống đâu?

+ Nó không lấy thì ai lấy?

Lời Kết

Trên đây TTmobile vừa giúp bạn tổng hợp những ví dụ câu nghi vấn qua từng chức năng. Hy vọng từ những ví dụ câu nghi vấn này sẽ giúp bạn hiểu một cách rõ nét nhất về câu nghi vấn. Chúc bạn học tập vui vẻ.

Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc bài.

Theo dõi trên Google News : Google News TTMobile

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *