So sánh là gì? 2 kiểu so sánh, tác dụng và ví dụ so sánh

Rate this post

So sánh là gì? So sánh được hiểu đơn giản là việc đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng. Sự tương đồng ở đây có thể là về hình ảnh, màu sắc, âm thanh, ngữ điệu, sự diễn đạt, cảm xúc,…

So sánh chính là một trong 4 biện pháp tu từ được học trong chương trình văn học lớp 6. Vậy, cụ thể so sánh là gì? Tác dụng của so sánh như thế nào hãy cùng TTmobile xem ngay bài viết dưới đây.

So sánh là gì?

So sánh là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác dựa trên nét tương đồng nào đó để làm lôi cuốn, nổi bật điều muốn nói.

Để hiểu hơn về so sánh là gì bạn có thể xem một vài ví dụ về so sánh dưới đây:

So sánh là gì
So sánh là gì? So sánh là gì

Ví dụ so sánh:

– Trông mẹ cậu đẹp như hoa hậu ấy.

(So sánh nét đẹp của mẹ ngang với hoa hậu).

– Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

– Tóc bà bạc trắng như vôi.

– Em gái anh như một con tắc kè hoa.

– Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan.

– Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

So sánh là một trong 4 biện pháp tu từ bao gồm: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ. Các biện pháp tu từ này sẽ được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 6.

Bạn đang xem: So sánh là gì? 2 kiểu so sánh, tác dụng và ví dụ so sánh

2 kiểu so sánh trong Văn học

Trong biện pháp tu từ so sánh có 2 kiểu so sánh đó là:

  • So sánh ngang bằng
  • So sánh không ngang bằng.

Cụ thể:

1 – So sánh ngang bằng

So sánh ngang bằng là gì?

So sánh ngang bằng là so sánh các sự vật, hiện tượng có nét tương đồng với nhau. Có thể tương đồng với nhau về nghĩa, về hình ảnh đồng điệu, về màu sắc, về sắc thái biểu cảm,…

Mục đích của so sánh ngang bằng

– So sánh ngang bằng có mục đích để tìm sự giống nhau.

– So sánh ngang bằng để hình ảnh hóa các bộ phận hoặc đặc điểm nào đó của sự vật, sự việc.

=> Mục đích của so sánh ngang bằng người đọc, người nghe dễ hình dung và dễ hiểu hơn, dễ nhớ hơn.

Các từ ngữ trong so sánh ngang bằng

Thông thường, khi sử dụng so sánh ngang bằng thường có các từ như: như, y như, tựa như, giống như, giống, là….

Ví dụ so sánh ngang bằng

– Ngang như cua.

– Chậm như rùa

– Trắng như bông.

– Khỏe như voi.

– Đen như than hoặc đen như mực.

– Nhanh như cắt.

– Anh em như thể tay chân.

– Trên trời mây trắng như bông

Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây.

– Mặt trời ở trên đảo Cô Tô giống như một lòng đỏ trứng gà đầy đặn.

– Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.

Như loài kiến, con người nên cố gắng chăm chỉ.

2 – So sánh hơn kém (so sánh không ngang bằng )

So sánh hơn kém là gì?

So sánh hơn kém là so sánh sự vật, hiện tượng này hơn kém với một sự vật, hiện tượng khác có tính chất không đồng đều.

Các từ so sánh hơn kém thường sử dụng

Trong so sánh hơn kém hay so sánh không ngang bằng thường sẽ sử dụng các từ như: hơn, kém, hơn là, kém hơn, kém gì…

Mục đích của so sánh hơn kém

Mục đích của việc so sánh hơn kém là để nhấn mạnh tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng được so sánh.

Bạn có thể chuyển đổi so sánh ngang bằng thành so sánh hơn kém hoặc ngược lại bằng cách thay thế các từ ngữ so sánh như: hơn, chưa, chẳng, không,…

Bạn đang xem: So sánh là gì? 2 kiểu so sánh, tác dụng và ví dụ so sánh

Ví dụ về so sánh hơn kém

– Anh trai tớ học giỏi hơn tớ.

– Bố anh nấu ăn ngon hơn mẹ anh.

– Cây của em cao hơn cây của anh.

– Tớ thích văn Nam Cao hơn Xuân Diệu.

– Nhà cậu không đẹp bằng nhà tớ.

– Cái áo này rộng hơn áo hôm qua tớ mặc.

– Trăng hôm nay không tròn bằng hôm qua.

– Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

(Tố Hữu)

– Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

– Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

* Ngoài ra, có thể phân biệt so sánh bằng các kiểu như:

+ So sánh giữa hai sự vật hiện tượng

Ví dụ: Trời đen như mực.

+ So sánh giữa vật với người hoặc người với vật hoặc người với người hoặc vật với vật.

Ví dụ: Anh tớ cao như cái sào.

+ So sánh giữa hai âm thanh với nhau.

Ví dụ so sánh : Tiếng suối trong như tiếng hát ru.

+ So sánh giữa hai hoạt động với nhau

Ví dụ so sánh: Cày đồng đang buổi ban trưa – Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

+ So sánh giữa hai màu sắc với nhau.

+ So sánh giữa hai sắc thái cảm xúc với nhau.

Bạn đang xem: So sánh là gì? 2 kiểu so sánh, tác dụng và ví dụ so sánh

Xem thêm bài viết:

Cấu tạo của phép so sánh

– Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh:

Vế A_ phương tiện so sánh_ từ so sánh_ vế B

Trong đó:

Vế A: là các sự vật, hiện tượng được ta so sánh

Vế B: là các sự vật, hiện tượng được mang ra để cùng so sánh với sự vật, hiện tượng của vế A

Phương tiện so sánh: là những nét tương đồng giữa cả hai vế

Từ so sánh: tựa như, như, giống như, như là, bao nhiêu, bấy nhiêu…

Ví dụ: “Tóc bà bạc trắng như mây”

Vế A: tóc bà

Vế B: mây

Phương tiện so sánh: bạc trắng

Từ so sánh: như

=> Hình ảnh so sánh có ý nghĩa muốn nói lên tóc bà đã bạc phơ, hay bà đã già rồi.

Ngoài ra, mô hình này cũng đã được thay đổi như sau:

– Lược bỏ cả phương tiện so sánh và từ so sánh

Lúc này, mô hình sẽ trở thành:

Vế A_ vế B

Ví dụ:

“Chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

– Đảo từ so sánh với vế thứ hai lên trên đầu Mô hình cấu tạo phép so sánh sẽ như sau:

Từ so sánh_vế B, vế A

Ví dụ: Như loài kiến, con người cũng phải chăm chỉ, cố gắng.

Bạn đang xem: So sánh là gì? 2 kiểu so sánh, tác dụng và ví dụ so sánh

Tác dụng của so sánh trong câu

Phép so sánh có khá nhiều tác dụng, một trong số những tác dụng chính của biện pháp tu từ so sánh có thể kể đến như:

– So sánh làm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong cách diễn đạt.

– Thay vì việc miêu tả sự vật, sự việc theo cách thông thường thì so sánh sẽ làm cho câu văn trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn.

– So sánh có tác dụng nhấn mạnh hay làm nổi bật lên ý cần nói đến. Để từ đó, người đọc , người nghe tập trung hơn vào câu nói hay lời văn đó hơn.

– Sử dụng biện phá tu từ so sánh sẽ nêu bật lên được một đặc điểm, hoặc vấn đề, hiện tượng, đức tính, hay một khía cạnh nào đó muốn nói đến.

– Như định nghĩa so sánh là gì đã nói ở trên. Bạn có thể hiểu, bản chất của so sánh chính là việc đối chiếu hai sự vật, sự việc có nét tương đồng với nhau. Do vậy, phép so sánh sẽ giúp người đọc, người nghe dễ dàng hình dung, tưởng tượng ra sự vật, sự việc muốn nói tới hơn. Đồng thời nắm bắt được ý nghĩa của câu nói, câu văn được tốt hơn, dễ nhớ hơn, súc tích hơn, sâu sắc hơn.

Lời Kết

Trên đây là câu trả lời so sánh là gì? Tác dụng của so sánh và 2 kiểu so sánh kèm ví dụ so sánh rất rõ nét. Hy vọng từ những chia sẻ của bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để hiểu hơn về biện pháp so sánh. Chúc bạn học tập vui vẻ.

Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc bài.

Theo dõi trên Google News : Google News TTMobile

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *