Tình thái từ là gì? 20 ví dụ và cách phân biệt tình thái từ chuẩn nhất

Rate this post

Bạn đang muốn tìm hiểu về khái niệm tình thái từ là gì? Tình thái từ có nhiệm vụ gì trong câu? Có mấy loại tình thái từ? Cách sử dụng tình thái từ như thế nào? Cách phân biệt tình thái từ với thán từ, trợ từ? Ví dụ về tình thái từ dễ hiểu? Tất cả sẽ được TTmobile giải đáp ngay dưới đây, cùng theo dõi nhé.

Tình thái từ là gì?

Khái niệm Tình thái từ là gì?

Tình thái từ hay còn có thể gọi là từ tình thái là những từ được thêm vào câu để tạo nên câu cảm thán, câu nghi vấn, câu cầu khiến.

Các tình thái từ này sẽ giúp tăng thêm sắc thái hay tình cảm của người nói hoặc người viết.

Tình Thái Từ là gì
Tình Thái Từ là gì? Tình Thái Từ là gì?

– Tình thái từ thường được sử dụng nhiều trong giao tiếp hàng ngày hơn là trong văn viết.

– Tình thái từ thường đứng ở cuối mỗi câu nhằm nhấn mạnh thêm cảm xúc, thái độ của người nói, người viết.

Tình thái từ trong tiếng Anh là gì?

Không có khái niệm tình thái từ trong tiếng Anh, chỉ có động từ tình thái là modal verb.

Bạn đang xem: Tình thái từ là gì? 20 ví dụ và cách phân biệt tình thái từ chuẩn nhất

Xem thêm bài viết:

Tình thái từ có những loại nào?

Thông thường, có 4 loại tình thái từ được sử dụng phổ biến, cụ thể đó là:

  • Tình thái từ trong câu cầu khiến, bao gồm các từ như: đi, nào, hãy, với,…
  • Tình thái từ trong câu nghi vấn, bao gồm các từ như: à, hả, hử, chăng, chứ, à, ư,…
  • Tình thái từ trong câu cảm thán, bao gồm các từ như: ôi, sao, trời ơi, thay,…
  • Tình thái từ biểu cảm, bao gồm các từ như: cơ, mà, vậy, nhé, ạ,…

Một lưu ý nhỏ là việc phân loại các tình thái từ này chỉ mang tính chất tương đối. Tình thái từ có cấu tạo theo mục đích nói và còn thể hiện tình cảm của người nói ra.

Tình thái từ có chức năng gì trong câu?

Trong câu, tình thái từ được sử dụng với 2 chức năng chính hay 2 nhiệm vụ chính là:

  • Tạo câu theo mục đích nói.
  • Thể hiện sắc thái biểu cảm của người nói.

Ví dụ tình thái từ như:

+ Con có làm vỡ bát không?

=> Chỉ thái độ nghi ngờ

+ Con không làm bài về nhà à?

=> Chỉ thái độ hoài nghi.

+ Con tự làm đây á?

=> Chỉ thái độ ngạc nhiên, khá bất ngờ.

+ Mẹ cho con đi siêu thị nhé.

+ Nga được 10 hóa á?

=> Chỉ thái độ ngạc nhiên, bất ngờ.

=> Chỉ thái độ mong ngóng, trông chờ.

Bạn đang xem: Tình thái từ là gì? 20 ví dụ và cách phân biệt tình thái từ chuẩn nhất

Hướng dẫn sử dụng tình thái từ

Như có nói ở phần Tình thái từ là gì ở trên. Tình thái từ thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Tùy thuộc theo ngữ cảnh và đối tượng mà từ tình thái sẽ được sử dụng cho phù hợp.

– Tình thái từ thể hiện cảm xúc, thái độ qua lời nói thì với người lớn tuổi hơn bạn cần thể hiện sự lịch sự, lễ phép bằng cách thêm từ “ạ” cuối câu.

Ví dụ: Con chào ông ạ.

– Tình thái từ thể hiện sự gần gũi, thân mật trong các mối quan hệ ngang bằng, bạn có thể sử dụng từ “à, nhé” cuối mỗi câu,

Ví dụ: Cậu quên chiều nay chúng mình có hẹn à? hoặc Anh và em cùng ra công viên chơi nhé!

– Trường hợp muốn nói đến một đối tượng nào đó, bạn có thể sử dụngtình thái từ “ này, kia” ở cuối câu.

Ví dụ: Tớ thích cái cặp sách đằng kia!

– Trong trường hợp muốn thể hiện sự miễn cưỡng, bạn có thể thêm từ “vậy” ở cuối câu.

Ví dụ: Muộn rồi, tớ đành đội mưa về vậy.

– Trong trường hợp muốn giải thích cho ai đó điều gì đó bạn có thể sử dụng từ “mà” cuối câu.

Ví dụ: Chị đã nói cho em biết từ hôm qua rồi mà.

=> Nói tóm lại: Khi nói hay khi viết thì cần sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Có thể từ quan hệ tuổi tác, tình cảm, cấp bậc, thái độ,…

Bạn đang xem: Tình thái từ là gì? 20 ví dụ và cách phân biệt tình thái từ chuẩn nhất

Phân biệt tình thái từ với câu cảm thán

Nội dung Tình Thái Từ Câu Cảm Thán
Đặc điểm Tình thái từ thường đứng cuối câu và bao gồm các từ như: à, ư, hử, chứ, chăng, ạ, nhé, cơ, mà, vậy,… Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói và cuối câu thường kèm theo các từ ngữ cảm thán như: Trời ơi, hỡi ơi, ôi,…

Trong văn viết thì cuối câu cảm thán sẽ có dấu chấm than.

Chức năng Tình thái từ có chức năng cấu tạo theo mục đích nói đồng thời thể hiện sắc thái biểu cảm trong câu nói của người sử dụng. Cụ thể có thể là thái độ nghi ngờ, ngạc nhiên, mong chờ, vui mừng, … Câu cảm thán có chức năng dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói hoặc người viết bằng nhiều kiểu câu khác nhau. Cụ thể như: câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu trần thuật,…

Trong câu cảm thán, cảm xúc của người nói/ người viết biểu thị tính chất đặc thù với từ ngữ cảm thán rõ nét.

Ví dụ tình thái từ dễ hiểu nhất

Để hiểu sâu hơn về khái niệm tình thái từ là gì như đã nêu ở trên bạn có thể xem thêm một vài ví dụ tình thái từ dưới đây:

– Bố giúp con được không ạ?

=> Tình thái từ mang tính chất nhờ vả, yêu thương.

– Thôi thì bác giúp cháu vậy.

=> Tình thái từ chỉ thái độ miễn cưỡng.

– Con xin phép mẹ sang nhà Hoàng Bách ăn sinh nhật .

= > Tình thái từ chỉ thái độ kính trọng.

– Bố với con sang ông bà ngoại chơi nhé!

=> Tình thái từ chỉ sự thân mật.

– Con không đánh em .

=> Tình thái từ mang tính chất phân trần.

– Bà gọi con về có việc gì thế ?

=> Tình thái từ chỉ thái độ lễ phép.

– Con đi học ngoan để mẹ đi làm nhé!

=> Tình thái từ thể hiện sự thân mật, yêu thương.

– Sao chị nhắc em mãi mà em vẫn không hiểu thế hả?

=> Tình thái từ thể hiện thái độ khó chịu, gắt gỏng.

– Anh nghĩ cái này không hợp với em đâu, em thử cái kia nhé

=> Tình thái từ thể hiện ý kiến cá nhân trái với ý kiến đối phương.

– Con đừng khóc nữa nhé, có mẹ ở đây rồi .

=> Tình thái từ thể hiện tình cảm yêu thương, vỗ về, an ủi.

– Mai em không đi được rồi vì mai em phải làm mà.

=> Tình thái từ thể hiện sự nuối tiếc phải lựa chọn.

Bạn đang xem: Tình thái từ là gì? 20 ví dụ và cách phân biệt tình thái từ chuẩn nhất

Đấy! Mẹ nhắc con mãi mà con không chịu nghe cơ.

=> Tình thái từ thể hiện quan điểm cá nhân đúng.

– Con rất thích chiếc ô tô màu xanh đen ở đằng kia.

=> Tình thái từ nhằm khẳng định cảm xúc với đối tượng.

Thôi! Em đừng buồn nữa nhé!

=> Tình thái từ mang tính chất an ủi.

– Con muốn đi ăn ngay bây giờ .

=> Tình thái từ thể hiện quan điểm cá nhân.

– Anh có cuộc họp gấp nên chúng ta sẽ hủy chuyến bay này vậy!

=> Tình thái từ thể hiện sự nuối tiếc.

– Tháng sau công ty tăng lương thật không hả chị?

=> Tình thái từ thể hiện sự bất ngờ, vui sướng.

– Nào! Cả nhà mình cùng đi xem phim thôi!

Tình thái từ thể hiện cảm xúc mong chờ, vui vẻ.

– Anh có người yêu rồi hả?

=> Tình thái từ thể hiện sự hoài nghi, nghi ngờ.

Tổng Kết

Trên đây là những chia sẻ về tình thái từ là gì kèm các ví dụ tình thái từ rất cụ thể. Hy vọng từ bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để hiểu hơn về tình thái từ là gì. Chúc bạn có thêm vốn tiếng Việt để học tập vui vẻ.

Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc bài.

Theo dõi trên Google News : Google News TTMobile

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *