Thế nào là tính từ? 4 loại tính từ, chức năng và ví dụ dễ hiểu

5/5 - (1 bình chọn)

Định nghĩa thế nào là tính từ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một loại từ được sử dụng phổ biến trong Tiếng Việt. Tính từ không chỉ làm rõ nghĩa hơn cho câu mà còn tăng thêm tính gợi hình, gợi cảm cho điều muốn nói đến. Vậy cụ thể thế nào là tính từ? Có những loại tính từ nào, chức năng và ý nghĩa của tính từ trong câu như thế nào? Hãy cùng TTmobile đi tìm câu trả lời ngay dưới đây.

Thế nào là tính từ?

Định nghĩa tính từ là gì hay thế nào là tính từ?

Tính từ là những từ dùng để chỉ đặc điểm, tính chất , hiện tượng, trạng thái, hành động của sự vật muốn nói đến.

Thế nào là Tính Từ
Thế nào là Tính Từ?

Một tính từ khi kết hợp với các từ ngữ khác sẽ tạo nên cụm tính từ.

Sự có mặt của tính từ sẽ giúp người đọc, người nghe dễ dàng hình dung ra được đặc điểm, tính chất, trạng thái của đối tượng muốn nói đến. Ngoài ra, tính từ cũng sẽ giúp câu văn trở nên gợi hình, gợi cảm, tạo tính thuyết phục cao hơn.

Xem thêm bài viết:

Ví dụ tính từ

Để hiểu hơn thế nào là tính từ bạn có thể xem một vài ví dụ về tính từ như:

– Tính từ chỉ màu sắc: Xanh, đỏ, tím, vàng, trắng, nâu, đen, chàm, cầu vồng, chì,…

– Tính từ chỉ kích thước: dài, ngắn, rộng, hẹp, cao, thấp,…

– Tính từ chỉ phẩm chất: xấu, tốt, dũng cảm, hèn nhát, yêu thương, tốt bụng, chân tình, đoàn kết, …

– Tính từ chỉ âm thanh: trầm, vang, bổng, ồn ào, ồm, vi vu, rít,…

– Tính từ chỉ hình dáng: thẳng, cong, vuông, tròn, thoi, quanh co, thẳng tắp, liêu xiêu, …

– Tính từ chỉ hương vị: cay, đắng, mặn, ngọt, chua, tanh, hôi, nồng, gắt, thanh mát, chát, chua chát,…

Bạn đang xem: Thế nào là tính từ? 4 loại tính từ, chức năng và ví dụ dễ hiểu

4 loại tính từ trong tiếng Việt

Bạn đã hiểu hơn thế nào là tính từ rồi. Để cụ thể hơn bạn hãy xem 4 loại tính từ trong tiếng Việt dưới đây:

1 – Tính từ chỉ đặc điểm

– Tính từ chỉ đặc điểm là những từ dùng để miêu tả những đặc điểm, tính chất của sự vật, sự việc, trạng thái hay hoạt động được nói đến.

– Thông qua tính từ chỉ đặc điểm này bạn sẽ hình dung rõ được sự khác biệt về hình dáng, màu sắc, mùi vị hay các đặc điểm khác của đối tượng.

Đặc điểm sẽ phân ra là đặc điểm bên trong và đặc điểm bên ngoài, cụ thể:

+ Đặc điểm bên trong:

Đặc điểm bên trong hay chính là tính từ chỉ tính chất như: tính tình, tính cách, tâm lý, giá trị, độ bền,… Ví dụ tính từ chỉ đặc điểm bên trong như: Ngoan, hư, xấu, tốt, bền, đắt, giá trị,…

+ Đặc điểm bên ngoài:

Đặc điểm bên ngoài là những đặc điểm hay nét riêng biệt của sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó thông qua ngũ quan là vị giác, xúc giác, thính giác, thị giác.

Những đặc điểm bên ngoài này có thể là: hình dáng, màu sắc, âm thanh,…

Ví dụ tính từ chỉ đặc điểm bên ngoài như: xanh, đỏ, tím, vàng, đen, trắng, rộng, hẹp, thấp, cao, gầy, béo,…

Bạn đang xem: Thế nào là tính từ? 4 loại tính từ, chức năng và ví dụ dễ hiểu

2 – Tính từ chỉ tính chất

– Tính từ chỉ tính chất là những từ dùng để biểu thị đặc điểm hay đặc tính bên trong của sự vật hoặc hiện tượng. Đó là những đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng đó, thiên về đặc điểm bên trong.

– Tính từ chỉ tính chất bao gồm cả những hiện tượng trong cuộc sống và những hiện tượng xã hội.

– Tính từ chỉ tính chất sẽ được nhận biết thông qua quá trình quan sát, phân tích, tổng hợp, suy luận, đúc kết,…

– Ví dụ về tính từ chỉ tính chất như: Nặng, nhẹ, tốt, xấu, nông cạn, hiệu quả, thiết thực, hư, …

3 – Tính từ chỉ trạng thái

– Tính từ chỉ trạng thái là từ chỉ tình trạng của một sự vật, sự việc, hiện tượng hay con người nào đó trong một thời gian cụ thể.

– Tính từ chỉ trạng thái chỉ những trạng thái tồn tại của sự vật, sự việc, hiện tượng trong thực tế khách quan.

– Ví dụ về tính từ chỉ trạng thái như: ồn ào, yên tĩnh, đau, ốm, buồn, vui, mệt mỏi, năng lượng,…

Ví dụ trọng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh: “Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ.”

4 – Tính từ chỉ mức độ

– Tính từ chỉ mức độ là những từ dùng để diễn tả mức độ diễn ra của sự việc, hành động nào đó muốn nói đến.

– Ví dụ về tính từ chỉ mức độ như: Gần, xa, nhanh nhẹn, lề mề, chậm, hoạt bát, tháo vát, tinh tế,…

Bạn đang xem: Thế nào là tính từ? 4 loại tính từ, chức năng và ví dụ dễ hiểu

Tính từ tự thân và tính từ không tự thân

Nếu không chia tính từ làm 4 loại như đã nói trên thì có thể phân chia tính từ thành Tính từ tự thân và tính từ không tự thân.

  •  Tính từ tự thân

– Tính từ tự thân là những từ biểu thị sắc thái, phẩm chất, hình dáng, âm thanh, mức độ, quy mô,… Cụ thể như:

+ Tính từ chỉ lượng: nặng, nhẹ, vắng vẻ, đông đúc, quạnh hiu, sầm uất…

+ Tính từ chỉ hình dáng như: tròn, méo, vuông, cong, thẳng, …

+ Tính từ chỉ mùi vị như: ngọt, bùi, cay, đắng, thơm, thối, mặn, nhạt, chua, tanh, nồng, chát…

+ Tính từ chỉ màu sắc như: đỏ, vàng, cam, lục, chàm, tím, nâu, đen, trắng, xanh lơ, xanh, xanh xanh, xanh thắm, xanh lam, xanh ngắt, đỏ hoa, đỏ thẫm, nâu đen…

+ Tính từ chỉ phẩm chất con người: Tốt, xấu, kiên cường, nhút nhát, hèn mọn, nhỏ mọn, hòa đồng, thân thiện…

+ Tính từ chỉ âm thanh như: lao xao, lác đác, ồn ào, trầm bổng, thánh thót, trong trẻo…

+ Tính từ chỉ kích thước như: mỏng, dày, dài, ngắn, rộng, hẹp, cao, thấp…

  •  Tính từ không tự thân

– Tính từ không tự thân là những danh từ, động từ được chuyển đổi tính chất sử dụng như tính từ.

Ý nghĩa của tính từ này chỉ được xác định khi đặt chúng vào mối quan hệ với những từ khác trong câu. Do vậy, nếu tách tính từ này ra khỏi mối quan hệ đó thì sẽ không được coi là tính từ nữa.

Ví dụ về tính từ không tự thân như:

+ Tác phẩm ấy mang một hồn thơ rất Xuân Diệu.

+ Vâng, màn ghi bàn này đậm chất Quang Hải.

Bạn đang xem: Thế nào là tính từ? 4 loại tính từ, chức năng và ví dụ dễ hiểu

Tính từ đảm nhiệm chức năng gì trong câu?

– Tính từ kết hợp với động từ và danh từ để bổ sung ý nghĩa về đặc điểm, tính chất, mức độ cho sự việc, hiện tượng muốn nói đến.

– Tính từ làm vị ngữ trong câu giúp bổ sung ý nghĩa cho danh từ chính.

– Sử dụng tính từ trong câu sẽ giúp người đọc, người nghe hiểu rõ hơn về sự vật, sự việc đó.

– Sử dụng tính từ cũng giúp cho việc diễn đạt trở nên tinh tế hơn, thuyết phục hơn.

– Ví dụ về tính từ:

+ Quyển sách này cực kỳ hữu ích.

+ Mẹ mặc chiếc váy này rất đẹp.

+ Chiếc điện thoại phiên bản mới này cực kỳ mượt.

– Ngoài ra, tính từ còn có thể làm bổ ngữ hoặc chủ ngữ trong câu.

Bạn đang xem: Thế nào là tính từ? 4 loại tính từ, chức năng và ví dụ dễ hiểu

Ví dụ: Cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô tư là phẩm chất quan trọng của đạo đức cách mạng trong tử tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

– Có thể nhận thấy rất rõ, sau tính từ là vị ngữ.

Cụ thể hơn, sau tính từ trong tiếng Việt có thể là danh từ, cụm danh từ, động từ hoặc cụm động từ.

Lời Kết

Nhìn chung, tính từ trong Tiếng Việt giữ một vai trò cực kỳ quan trọng và cực kỳ cần thiết. Câu sử dụng tính từ sẽ giúp làm rõ nghĩa hơn, làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho chủ thể muốn nói đến.

Nói tóm lại, khi muốn thuyết phục người khác về một điều gì đó thì chắc chắn bạn sẽ cần phải sử dụng tính từ.

Hy vọng từ những chia sẻ của bài viết sẽ giúp bạn hiểu được thế nào là tính từ và cách sử dụng tính từ hợp lý. Chúc bạn có những phút giây học tập vui vẻ.

Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc bài.

Theo dõi trên Google News : Google News TTMobile

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *