Phép liên kết là gì? 6 phép liên kết kèm ví dụ rõ nét nhất

Rate this post

Có thể hình dung một cách cơ bản nhất, phép liên kết là sử dụng câu văn hay ngôn từ nào đó có tính kết nối giữa hai hay nhiều đối tượng lại với nhau. Liên kết các câu văn hay liên kết các đoạn văn đều cần sự kết nối nào đó để trở lên hợp lý, có nghĩa, dễ nghe, dễ hiểu. Vậy cụ thể phép liên kết là gì và có những phép liên kết nào hãy cũng TTmobile xem ngay bài viết dưới đây.

Khái niệm phép liên kết là gì?

Phép liên kết là gì?

Phép liên kết có thể hiểu đơn giản là hình thức ghép nối hay liên kết giữa các câu văn, các đoạn văn trong văn bản với nhau. Các câu văn, đoạn văn, văn bản này cần có sự ghép nối theo một thể thống nhất hữu cơ.

Phép Liên Kết là gì
Phép Liên Kết là gì? Phép Liên Kết là gì?

Để làm được điều này, các câu trong văn bản phải có mối quan hệ gắn bó với nhau. Điều này chính là sự liên kết của các câu trong văn bản. Hay chính là phải có phép liên kết để nối các câu đó với nhau.

Các phép liên kết

Để hiểu hơn về phép liên kết là gì, hãy cùng TTmobile đi tìm hiểu về các phép liên kết dưới đây.

Cả về nội dung và hình thức thì phép liên kết đều có nhiều loại khác nhau. Cụ thể:

– Về nội dung, phép liên kết được chia ra làm 2 loại chính là:

+ Phép liên kết chủ đề

+ Phép liên kết logic

– Về hình thức, phép liên kết được chia ra làm các loại như sau:

+ Phép nối

+ Phép lặp

+ Phép thế

+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng.

Bạn đang xem: Phép liên kết là gì? 6 phép liên kết kèm ví dụ rõ nét nhất

1 – LIÊN KẾT VỀ NỘI DUNG

Liên kết về nội dung có thể là liên kết chủ đề hoặc liên kết logic.

– Liên Kết Chủ Đề

Liên kết chủ đề nghĩa là các đoạn văn sẽ theo một chủ đề chung nhất định. Do vậy, các đoạn văn cũng phải nói về một chủ đề chung của đoạn văn đó.

– Liên Kết Logic

Liên kết logic nghĩa là các câu văn và các đoạn văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý.

Bạn đang xem: Phép liên kết là gì? 6 phép liên kết kèm ví dụ rõ nét nhất

Xem thêm bài viết:

2 – LIÊN KẾT VỀ HÌNH THỨC

– Liên kết bằng phép lặp

+ Liên kết bằng phép lặp là sử dụng từ ngữ cảu câu trước (đoạn trước) lặp lại ở câu sau (đoạn sau).

+ Ví dụ:

Mỗi ngày tôi thường dậy lúc 5h sáng để tập thể dục và chuẩn bị đồ ăn sáng cho các con. Dậy lúc 5h sáng là thói quen tốt nên duy trì đều đặn mỗi ngày.

Có 3 các lặp phổ biến đó là: Lặp từ vựng, lặp cấu trúc ngữ pháp, lặp ngữ âm.

+ Lặp từ vựng: nghĩa là dùng đi dùng lại một từ ngữ nào đó trong các câu khác nhau.

Ví dụ:

Trên mép ông, ông đã bao công trình mới cấy được từng ấy râu. Ông để râu cho khác hẳn với tụi huyện bọn trẻ nhãi. Nguyên là cái mặt ông nhỏ, mà có lẽ vì ông béo quá, nên lỗ chân lông căng ra, căng thẳng quá, đến nỗi râu không có chỗ nào lách ra ngoài được. (Đồng hào có ma – Nguyễn Công Hoan).

+ Lặp cấu trúc ngữ pháp: nghĩa là dùng đi dùng lại một kiểu kết cấu cú pháp nào đó.

Ví dụ:

“Đã nghe nước chảy lên non

Đã nghe đất chuyển thành con sông dài

Đã nghe gió ngày mai thổi lại.

Đã nghe hồn thời đại bay cao”

(Tố Hữu).

Ví dụ: Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

Ví dụ: Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho nhân dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.

+ Lặp ngữ âm: nghĩa là dùng đi dùng lại một âm để tạo sự liên kết câu hay liên kết đoạn với nhau. Lặp âm này thường sử dụng phổ biến trong thơ ca.

Tương tự như ví dụ ở trên lặp cấu trúc ngữ pháp. Ở đoạn thơ này cũng có lặp ngữ âm. Cụ thể, cứ hai câu thơ lại có vần giống nhau: non – con; lại – đại.

Ví dụ khác:

Ðòn gánh có mấu

Củ ấu có sừng

Bánh chưng có lá

Con cá có vây

Ông thầy có sách

Ðào ngạch có dao

Thợ rào có búa.

Bạn đang xem: Phép liên kết là gì? 6 phép liên kết kèm ví dụ rõ nét nhất

– Liên kết bằng phép nối

Liên kết bằng phép nối là dùng các tổ hợp từ để nối các câu lại với nhau. Đó là các quan hệ từ, các từ ngữ chuyển tiếp và phụ từ.

Các quan hệ từ thường dùng để thực hiện phép nối là: và, còn, mà, thì, nhưng, tuy, nếu, nên;

Các từ ngữ chuyển tiếp: do đó, tuy vậy, dù thế, vậy nên, vậy thì, nói tóm lại, nhìn chung…

Ví dụ: Sáng nay tôi đã dậy muộn. Do đó, tôi đã bị muộn học và đứng ngoài cổng trường.

Bạn đang xem: Phép liên kết là gì? 6 phép liên kết kèm ví dụ rõ nét nhất

– Liên kết bằng phép thế

Liên kết bằng phép thế là thay thế các từ ngữ đứng trước bằng các đại từ, từ ngữ có nghĩa tương đương.

+ Thế đại từ: Dùng đại từ để thay thế.

+ Thế đồng nghĩa: Dùng từ, cụm từ đồng nghĩa, gần nghĩa.

+ Các từ, cụm từ chỉ cùng một đối tượng: Các từ này vốn không đồng nghĩa, gần nghĩa nhau nhưng trong trường hợp cụ thể đang dùng nó lại cùng chỉ một đối tượng.

Ví dụ thế đại từ: Cô giáo chủ nhiệm của tớ rất xinh. Tớ thích cô ấy mặc áo dài.

Ví dụ: Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ. (Tôi đi học – Thanh Tịnh).

Ví dụ thế đồng nghĩa: Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Ðổng vẫn còn ăn một bữa cơm…

(Nguyễn Ðình Thi).

Bạn đang xem: Phép liên kết là gì? 6 phép liên kết kèm ví dụ rõ nét nhất

– Liên kết bằng phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng.

Liên kết bằng phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng là sử dụng các từ ngữ ở các câu với nhau có các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường nghĩa.

Ví dụ:

+ Người yếu đuối thường hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh. (Nam Cao)

+ Con chó của anh chưa phải nhịn bữa nào. Nhưng xác người chết đói ngập phố phường. (Nam Cao, Đôi mắt).

+ Một ông bố đang đọc tạp chí và cô con gái nhỏ của ông cứ làm ông phân tâm mãi. Để làm cho cô bé bận rộn, ông xé một trang in bản đồ thế giới ra. Ông ta xé nó ra từng mảnh và yêu cầu cô con gái đi vào phòng và xếp chúng lại thành một bản đồ hoàn chỉnh. Ông chắc mẩm rằng cô bé sẽ mất cả ngày để hoàn tất nó. Nhưng chỉ sau vài phút cô bé đã quay trở lại với tấm bản đồ hoàn hảo …… Khi ông bố ngạc nhiên hỏi tại sao cô bé có thể xếp nhanh như vậy, cô bé đáp, “Oh …. Cha, có một khuôn mặt của một người đàn ông ở phía bên kia của tờ giấy ….con chỉ việc xếp theo gương mặt đó và sau đó con có được bản đồ hoàn chỉnh!”

(Hành trang cuộc sống – Quà tặng cuộc sống).

+ Ví dụ liên tưởng đồng loại:

Cóc chết bỏ nhái mồ côi,

Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ôi là chàng!

Ễnh ương đánh lệnh đã vang!

Tiền đâu mà trả nợ làng ngóe ơi!

+ Ví dụ liên tưởng khác chất:

Nhân dân là bể

Văn nghệ là thuyền

(Tố Hữu).

Tổng Kết

Trên đây là những chia sẻ về khái niệm phép kiên kết là gì và các phép liên kết kèm ví dụ phép liên kết rất chi tiết. Hy vọng từ những chia sẻ của bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để hiểu hơn phép liên kết là gì.

Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc bài.

Theo dõi trên Google News : Google News TTMobile

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *