Phép liên kết câu và liên kết đoạn văn là gì? +10 ví dụ

Rate this post

Phép liên kết câu là gì? Liên kết đoạn văn là gì? Các từ liên kết câu trong đoạn văn là gì? Ví dụ liên kết câu và liên kết đoạn văn? Các biện pháp liên kết trong câu và đoạn văn là gì? Thế nào là lỗi liên kết câu?

Tất cả sẽ được TTmobile giải đáp ngay dưới bài viết này, cùng theo dõi nhé!

Phép liên kết câu là gì? Liên kết đoạn văn là gì?

Liên kết câu và liên kết đoạn văn là gì?

– Liên kết câu và liên kết đoạn văn là sự kết nối về mặt câu từ, ý nghĩa giữa các câu, các đoạn văn với nhau sử dụng các từ ngữ liên kết.

Liên Kết Câu & Liên Kết Đoạn Văn
Liên Kết Câu & Liên Kết Đoạn Văn

– Các từ liên kết câu trong đoạn văn cụ thể như: và, nhưng, cũng, sẽ, …

– Mục đích của việc liên kết câu và liên kết đoạn văn với nhau để:

+ Làm rõ nghĩa của câu văn, đoạn văn hơn.

+ Giúp người đọc, người nghe dễ hình dung, dễ hiểu hơn về ý kiến, suy nghĩ hay cách biểu đạt của người viết, người nói.

– Trong một văn bản, các câu trong văn bản đó sẽ có nội dung liên kết chặt chẽ các câu lại với nhau. Câu này liên kết với câu kia, đoạn này liên kết với đoạn kia tạo ra một mạng lưới liên kết. Mạng lưới liên kết này được gọi là tính liên kết của văn bản.

6 Phép liên kết câu và liên kết đoạn văn

Các câu hay các đoạn văn trong một văn bản cần phải có sự liên kết chặt chẽ cả về nội dung và hình thức nhất định. Cụ thể có các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn như sau:

Liên kết về nội dung

Về nội dung, các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn sẽ có các liên kết về chủ đề hoặc liên kết logic. Cụ thể:

1 – Liên kết chủ đề

Nghĩa là các câu trong đoạn văn, các đoạn văn trong văn bản cùng nói về một chủ đề chung nhất định. Chủ đề này chính là sự liên kết các câu và các đoạn văn trong văn bản đó.

2 – Liên kết logic

Nghĩa là các câu trong đoạn văn, các đoạn văn trong văn bản đó phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý nhất. Nội dung ở câu này, đoạn này sẽ có liên kết với câu kia, đoạn kia.

6 Phép liên kết câu và liên kết đoạn văn
6 Phép liên kết câu và liên kết đoạn kết câu

Liên kết về hình thức

Tương tự liên kết về hình thức cũng có các phép liên kết như trong nội dung. Cụ thể, liên kết hình thức có các phép liên kết như sau:

3 – Phép nối

– Nghĩa là sử dụng các từ ngữ có sự kết nối câu đứng trước với câu đứng sau. Cụ thể đó là:

+ Kết từ (quan hệ từ, từ nối);

+ Kết ngữ;

+ Trợ từ, tính từ, phụ từ.

– Ví dụ liên kết câu:

“ An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt. Tuy vậy hai chị em vẫn cố gượng để thức khuya chút nữa, trước khi vào hàng đóng cửa đi ngủ. Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống  đường sắt đi ngang qua ngay trước mặt phố để bán hàng, may ra còn có một vài người mua.

Nhưng cũng như mọi đêm, Liên không trông mong còn ai đến mua nữa. Với lại đêm họ chỉ mua bao diêm, hai gói thuốc là cùng. Liên và em cố thức là vì cớ khác, vì muốn được nhìn chuyến tàu. Chín giờ có chuyến tàu ở Hà Nội đi qua huyện. Đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya”. (Hai đứa trẻ – Thạch Lam).

4 – Phép thế

– Nghĩa là sử dụng câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu đứng trước.

– Ví dụ về liên kết câu:

“ Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc vạm vỡ… Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận… Tuy thế người trai làng Phù Đổng chẳng mong nhận bổng lộc gì…”

Các từ thay thế Phù Đổng Thiên Vương là: Trang nam nhi, tráng sĩ, người trai làng Phù Đổng.

5 – Phép lặp

– Nghĩa là sử dụng lặp đi lặp lại một số từ ngữ nào đó trong các câu khác nhau nhằm liên kết nội dung muốn nói đến.

– Ví dụ về phép liên kết câu:

“ Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.”

6 – Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng

– Nghĩa là sử dụng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng trong các câu khác nhau nhằm tạo sự liên kết.

– Ví dụ phép liên kết câu đồng nghĩa:

“ Cái cửa hàng hai chị em trông coi – là một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, mẹ Liên dọn ngay từ khi cả nhà bỏ Hà Nội về quê ở, vì thầy Liên mất việc. Một gian hàng bé thuê lại của bà lão móm ngăn ra bằng một tấm phên nứa dán giấy nhật trình.”

(Hai đứa trẻ – Thạch Lam)

– Ví dụ liên kết câu trái nghĩa:

“ Giọng hắn lè nhè và tiếng đã gần như méo mó. Nhưng bộ điệu thì lại như hiền lành; hắn vừa gãi đầu gãi tai, vừa lải nhải.”

(Chí Phèo – Nam Cao)

Ví dụ liên kết câu và liên kết đoạn văn

Ví dụ 1:

Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích tạo ra những cán bộ và công dân tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.

Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa.

Ví dụ 2:

“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”

Ví dụ 3:

Một ông bố đang đọc tạp chí và cô con gái nhỏ của ông cứ làm ông phân tâm mãi. Để làm cho cô bé bận rộn, ông xé một trang in bản đồ thế giới ra.

Ông ta xé nó ra từng mảnh và yêu cầu cô con gái đi vào phòng và xếp chúng lại thành một bản đồ hoàn chỉnh. Ông chắc mẩm rằng cô bé sẽ mất cả ngày để hoàn tất nó. Nhưng chỉ sau vài phút cô bé đã quay trở lại với tấm bản đồ hoàn hảo ……

Khi ông bố ngạc nhiên hỏi tại sao cô bé có thể xếp nhanh như vậy, cô bé đáp, “Oh …. Cha, có một khuôn mặt của một người đàn ông ở phía bên kia của tờ giấy ….con chỉ việc xếp theo gương mặt đó và sau đó con có được bản đồ hoàn chỉnh”

=> Các phép liên kết về mặt hình thức được sử dụng trong văn bản:

+ Phép lặp: lặp từ “ông”, “cô bé”, “ản đồ hoàn chỉnh”

+ Phép thế: “ông”, “ông ta”, “cha” thay thế cho “ông bố”;  “cô bé” thay thế cho “cô con gái nhỏ”; “nó”, “chúng” thay thế cho “trang in bản đồ thế giới”.

+ Phép nối: “nhưng”.

Ví dụ 4:

Một con quạ khát nước. Tìm mãi nó mới thấy một cái bình chứa ít nước. Nhưng cổ bình quá cao, nó không tài nào uống được. Quạ bèn đi thả từng hòn sỏi bỏ vào bình. Một lát sau nước dâng lên đến miệng bình, quả uống thỏa thuê.

Ví dụ 5:

Biết ơn là một phẩm chất mà con người cần có. Bởi vì ngay từ khi còn rất nhỏ, ta được cha mẹ, ông bà nuối nấng chăm sóc, khi đi học lại được thầy cô dạy dỗ kiên thức khoa học và cách làm người. Bên cạnh đó bạn bè cho ta sự giúp đỡ chân tình. Để đáp lại tất cả những điều đó, mỗi chúng ta luôn ghi nhớ và phải sống chân tình như mọi người đã đối với ta. Đó chính là lòng biết ơn sâu nặng và cách trả ơn tốt nhất của ta cho mọi người, cho cuộc đời này.

=> Đoạn văn trên có sử dụng các phương thức liên kết sau:

+ Phép lặp: “Biết ơn”

+ Phép nối: “Đó là”.

Tổng Kết

Trên đây là những chia sẻ về liên kết câu và liên kết đoạn văn xin gửi đến bạn đọc. Hy vọng từ những chia sẻ của bài viết sẽ giúp bạn hình dung rõ nét hơn về các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn.

Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc bài.

Theo dõi trên Google News : Google News TTMobile

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *