Chơi chữ là gì? 5 kiểu chơi chữ kèm ví dụ chơi chữ hay nhất

Rate this post

Định nghĩa chơi chữ là gì? Tác dụng của chơi chữ? Có những kiểu chơi chữ nào? Ví dụ về chơi chữ? Để hiểu rõ về biện pháp tu từ chơi chữ này hãy cùng Ttmobile xem bài viết ngay dưới đây nhé.

Khái niệm chơi chữ là gì?

Chơi chữ là gì?

– Chơi chữ là việc sử dụng âm hoặc nghĩa của từ để tạo thêm sắc thái dí dỏm, hài hước hoặc mang tính chất châm biếm để làm cho câu văn thêm phần thú vị, hấp dẫn hơn.

Chơi chữ là gì
Chơi chữ là gì?

– Chơi chữ được gọi là một biện pháp tu từ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn và rất nhiều trong văn thơ trào phúng, trong các câu đố, câu đối,…

Bạn đang xem: Chơi chữ là gì? 5 kiểu chơi chữ kèm ví dụ chơi chữ hay nhất

Xem thêm bài viết:

Ví dụ về chơi chữ

Để hiểu rõ hơn về khái niệm chơi chữ là gì ở trên bạn có thể xem một vài ví dụ về chơi chữ như sau:

– Một con cá đối nằm trên cối đá

Hai con cá đối nằm trên cối đá.

– Đuối như trái chuối

– Tôi yêu Việt Nam – đồng

– Thầy giáo tháo giày đi dép lốp.

– Mệt con bà mỏi

– Đau sờ cau

– Hồn nhiên như con điên.

– Già như trái cà.

– Con mỏ kiến đậu trên miếng cỏ. Chim vàng lông đậu cạnh vồng lang.

– Cái kiếp tu hành nặng đá đeo.

Vị gì một chút tẻo tèo teo.

Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc.

Trái gió thành ra phải lộn lèo!

(Trích bài thơ Sư bị làng đuổi – Hồ Xuân Hương).

– Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng.

Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn.

– Vũ cậy mạnh vũ ra vũ múa, vũ gặp mưa vũ ướt cả lông

Thị phải chầu thị đứng thị xem, thị cũng thèm thị không có ấy.

– Bà Đồ Nứa đi võng đòn tre, đến khóm trúc thở dài hi hóp

Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.

– Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ

Mộng mị mỏi mòn mai một một

Mỹ miều may mắn mấy mà mơ

– Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc.

Hoạn quá đầu thì thủy kiến trung.

Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại.

Lung khai trúc sản, xuất chân long.

– Đói như con sói

– Chán như con gián

– Sành điệu như củ kiệu.

– Ngây thơ như con bò đeo nơ.

Bạn đang xem: Chơi chữ là gì? 5 kiểu chơi chữ kèm ví dụ chơi chữ hay nhất

– Thà nhịn đói chứ không nhịn nói.

– Luôn luôn lắng nghe – lâu lâu mới hiểu.

– Chuẩn không cần chỉnh.

– Muốn nhanh thì phải từ từ.

– Xấu mà biết phấn đấu.

– Xấu nhưng kết cấu hài hòa.

– Thà đầu hàng chứ không chịu chết.

– Trai vô tửu như cờ vô phong.

– Dân thường chơi đẹp, đề bẹp dân chơi.

– Chả biết gì về điện mà đòi đi sửa…ống nước.

– Sống đơn giản cho đời thanh thản.Cứ hồn nhiên rồi sẽ bình yên

– Tiền túng,tình tan,tư tưởng tồi tàn,tiến tới tự tử

– Có công mài sắt có ngày…… chai tay.

– Tiền là giấy … thấy là lấy.

– Trình độ có hạn – Khốn nạn có thừa.

– Từ đôi bàn tay trắng, tui tạo nên…vô số nợ.

– Thuận vợ thuận chồng ……con đông mệt quá.

– Đẹp trai, nhà giàu, có … xe đạp riêng.

– Ngu không phải là cái tội mà cái tội là không biết mình ngu.

– Cây nghiêng không sợ…chết đứng.

– Yêu nhiều ốm ôm nhiều yếu.

– Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

(Bà Huyện Thanh Quan).

Có những kiểu chơi chữ nào?

Trong Tiếng Việt có nhiều lối chơi chữ khác nhau có thể kể đến như: Chơi chữ dùng từ ngữ đồng âm; chơi chữ dùng lối nói gần âm; chơi chữ dùng các điệp âm; chơi chữ dùng lối nói lái; chơi chữ dùng từ đồng nghĩa – trái nghĩa – gần nghĩa. Cụ thể như:

1 – Chơi chữ dùng từ ngữ đồng âm

Chơi chữ dùng từ ngữ đồng âm hay gần âm là sử dụng các từ giống nhau về cách phát âm (đồng âm) nhưng lại có nghĩa khác nhau. Lối chơi chữ dùng từ gần âm này thường mang ý nghĩa châm biếm, đả kích.

Ví dụ:

+

Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng

Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.

Lối chơi chữ ở đây là từ “lợi”. Từ “lợi” ở trên mang nghĩa lợi ích, còn từ “lợi” ở dưới chỉ phần thịt bao xung quanh răng. Lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa này nhằm châm biếm bà già đã già rồi mà còn muốn đi kiếm chồng.

+

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

(Bà Huyện Thanh Quan)

+

Chị Xuân đi chợ mùa hè

Mua cá thu về, chợ hãy còn đông.

+

Anh Hươu đi chợ Đồng Nai

Bước qua bến Nghé, ngồi nhai thịt bò.

Bạn đang xem: Chơi chữ là gì? 5 kiểu chơi chữ kèm ví dụ chơi chữ hay nhất

2 – Chơi chữ dùng lối nói lái

Chơi chữ dùng lối nói lái là cách nói ngược câu chữ nhằm mỉa mai, châm biếm hoặc bông đùa điều gì đó. Lối chơi chữ này cần sự suy luận, phân tích từng chút một thì mới hiểu được ý nghĩa sâu xa của người nói.

Ví dụ:

+ Con cá đối bỏ trong cối đá,

Con mèo cái nằm trên mái kèo,

Trách cha mẹ nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

+ Con mỏ kiến đậu trên miếng cỏ.

Chim vàng lông đậu cạnh cồng lang.

+

Cái kiếp tu hành nặng đá đeo.

Vị gì một chút tẻo tèo teo.

Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc.

Trái gió thành ra phải lộn lèo!

(Trích bài thơ Sư bị làng đuổi – Hồ Xuân Hương).

3 – Chơi chữ dùng từ gần nghĩa

Chơi chữ dùng từ gần nghĩa hay sát nghĩa là sử dụng các từ khác nhau nhưng có nét nghĩa tương tự nhau.

Ví dụ:

+ Trời mưa đất thịt trơn như mỡ

Dò đến hàng nem chả muốn ăn.

+ Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng

Mời cô mời bác ăn cùng

Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà.

Bạn đang xem: Chơi chữ là gì? 5 kiểu chơi chữ kèm ví dụ chơi chữ hay nhất

4 – Chơi chữ dùng điệp âm

Chơi chữ dùng điệp âm hay nói cách khác là chơi chữ bằng cách lặp phụ âm đầu.

Ví dụ:

+ Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man rong cối đa, mãi mịt mờ

Mông mị mòn mỏi mai một một

Mỹ miều may mắn mấy mà mơ.

(Tú Mỡ)

5 – Chơi chữ bằng chiết tự

Chơi chữ bằng chiết tự nghĩa là sử dụng một kiểu từ Hán Việt, thường được sử dụng trong thơ ca cổ. Lối chơi chữ này cần phải có kiến thức về Hán Nôm mới có thể nhận biết được.

Ví dụ:

Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc.

Hoạn quá đầu thì thủy kiến trung.

Nhân hữu sầu ưu điểm đại.

Lung khai trúc sản, xuất chân long.

Tác dụng của chơi chữ là gì?

Chơi chữ là một trong số những biện pháp tu từ đã được sử dụng từ rất lâu đời trong văn thơ trào phúng, câu đố, câu đối,… Sử dụng lối chơi chữ có tác dụng:

– Thể hiện sự hài hước, dí dỏm, tạo ấn tượng và thích thú cho người đọc, người nghe.

– Sử dụng lối chơi chữ giúp lời nói hoặc bài viết đó dễ nhớ hơn và nhớ sâu sắc hơn.

– Khi sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ sẽ giúp tác giả hoặc người nói thể hiện một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn và cũng khéo léo hơn về thái độ của mình với sự vật, sự việc nói đến.

– Lối chơi chữ giúp câu văn truyền đạt mang nhiều ý nghĩa hơn, mang đậm tính trào phúng mà lại rất tinh tế, không hề lộ liễu.

Bạn đang xem: Chơi chữ là gì? 5 kiểu chơi chữ kèm ví dụ chơi chữ hay nhất

– Sử dụng lối chơi chữ trong giao tiếp hàng ngày giúp tạo thêm màu sắc cho cuộc sống, tạo ra được những tiếng cười đơn giản mà thoải mái.

Tổng Kết

Trên đây TTmobile vừa giải mã cho bạn khái niệm Chơi chữ là gì, 5 kiểu chơi chữ kèm ví dụ chơi chữ rất cụ thể. Hy vọng từ những chia sẻ của bài viết sẽ giúp bạn hiểu sâu sắc về chơi chữ là gì.

Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc bài.

Theo dõi trên Google News : Google News TTMobile

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *