T+3 là gì? Hiểu đúng về giao dịch chứng khoán T0 T1 T2 T3 chuẩn nhất

5/5 - (8 bình chọn)

T+1 , T+2, T+3 là gì trong giao dịch chứng khoán? Thanh toán vào ngày T+1, T+2, T+3 nghĩa là như thế nào? Cách thức hoạt động và ví dụ cụ thể cho các giao dịch này?

Ở bất kỳ đâu hay trên sàn chứng khoán cũng vậy đều có những quy tắc và cách thức hoạt động riêng biệt. T+1, T+2, T+3 là những cách thức thanh toán trong giao dịch chứng khoán. Cụ thể nó có đặc điểm như thế nào, hoạt động như thế nào hãy cùng Ttmobile tìm hiểu ngay dưới đây.

T+3 là gì?

– Chữ T trong tiếng Anh là Transaction nghĩa là Ngày diễn ra giao dịch.

– Các số 1, 2, 3 là để thể hiện ngày làm việc thứ bao nhiêu sau ngày giao dịch.

Vậy, T+3 là gì?

T+3 là sau ngày thứ 3 kể từ ngày diễn ra giao dịch, việc thanh toán, chuyển tiền hoặc chuyển quyền sở hữu chứng khoán mới được diễn ra.

T+3 là gì trong giaoa dịch chứng khoán
T+3 là gì trong giaoa dịch chứng khoán?

– T+0 là ngày tiên giao dịch hay ngày nhà đầu tư đặt lệnh mua/bán cổ phiếu thành công với mức giá đã được xác định.

– T+1 là ngày làm việc tiếp theo sau ngày t+0 (không tính ngày nghỉ tuần Thứ 7, Chủ nhật và các ngày nghỉ lễ). Sau 1 ngày nữa sẽ gọi là T+2 và sau 1 ngày nữa sẽ được gọi tiếp là T+3.

– Ngày thanh toán T+2 là ngày cổ phiếu được chuyển nhượng chính thức giữa người mua và người bán. Thời gian chuyển nhượng sẽ vào cuối ngày T+2 theo quy định là 16h30. Nghĩa là vào thời điểm này, người mua có quyền sở hữu cổ phiếu giao dịch và người bán nhận được số tiền từ việc chuyển nhượng.

Thực tế, các sàn giao dịch chứng khoán đóng cửa vào lúc 15h – 15h30 nên các nhà đầy tư sẽ không thể thực hiện giao dịch bán với số cổ phiếu mình sở hữu. Bạn có thể tiến hành sớm nhất vào ngày T+3, nghĩa là:

+ Ngày T+3 đối với người bán chứng khoán là ngày nhà đầu tư được sử dụng số tiền đã bán chứng khoán từ ngày T+2 để thực hiện các giao dịch khác.

+ Ngày T+3 đối với người mua chứng khoán là ngày cho phép nhà đầu tư được Bán số chứng khoán đã mua từ ngày T+2.

Ví dụ:

Nhà đầu tư hoàn thành việc mua và nhận cổ phiếu VNM vào 16h30 ngày T+2 (24/06/2022). Từ ngày T+3 (25/06/2022), nhà đầu tư được quyền bán cổ phiếu VNM đã mua thành công từ ngày T+2.

Đặc điểm và cách thức hoạt động của T0, T+1, T+2, T+3

– Trên thị trường chứng khoán, ngày mà thị trường chứng khoán mở cửa là ngày xác định ngày thanh toán T+1, T+2, T+3.

– Số T+1 có nghĩa là nếu giao dịch xảy ra vào thứ Hai, việc thanh toán phải diễn ra vào thứ Ba. Tương tự như vậy, T+3 có nghĩa là một giao dịch xảy ra vào thứ Hai thì phải được thanh toán vào thứ Năm, đây là giả thuyết khi không có ngày nghỉ lễ nào xảy ra trong những ngày này.

– Trường hợp bạn bán chứng khoán có ngày thanh toán T+3 vào Thứ Sáu, việc chuyển quyền sở hữu và chuyển tiền phải diễn ra vào thứ Tư tuần tiếp theo. Với khoảng thời gian giữa giao dịch và thanh toán không linh hoạt để nhà đầu tư có thể rút lui khỏi thỏa thuận. Thỏa thuận được thực hiện vào ngày giao dịch, và việc chuyển giao sẽ không được diễn ra cho đến ngày thanh toán.

Đặc điểm và cách thức hoạt động của T0, T+1, T+2, T+3
Đặc điểm và cách thức hoạt động của T0, T+1, T+2, T+3

Do vậy hãy chú ý các nguyên tắc T0, T+1, T+2, T+3 để có những chiến thuật đúng đắn.

+ Đối với giao dịch trái phiếu ngày thanh toán là ngày làm việc liền kề sau ngày giao dịch (T+1).

+ Đối với giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ngày thanh toán là ngày làm việc thứ 3 sau ngày giao dịch (T+3).

Ví dụ:

Bạn mua cổ phiếu A vào thứ 2 thì phải đợi đến thứ 4 thì cổ phiếu mới về và đến thứ 5 bạn mới được giao dịch bán cổ phiếu. Nghĩa là thứ 2 là ngày giao dịch T+0, thứ 4 là ngày thanh toán T+2 và thứ 5 là T+3.

Sau khi Mua xong bạn phải đợi sau 3 ngày làm việc (tức ngày T+3) thì bạn mới có thể Bán. Và khi bạn Bán cổ phiếu, phải đợi đến ngày T+2 bạn mới nhận được tiền và đến ngày T+3 bạn mới có thể thực hiện giao dịch từ số tiền này.

Tại sao thanh toán vào ngày T+1, T+2, T+3?

– Việc tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng mà vẫn tránh được rủi ro thua lỗ, bảo toàn vốn được rất nhiều nhà đầu tư cân nhắc. Tuy nhiên, nếu giao dịch vướng phải T+ thì khả năng thua lỗ sẽ nhiều hơn. Do vậy, chiến thuật bảo toàn vốn và tìm lợi nhuận nhanh chóng có thể áp dụng khi gặp T+2 có thể hiểu như sau:

Tại sao thanh toán vào ngày T+1, T+2, T+3
Tại sao thanh toán vào ngày T+1, T+2, T+3

Có rất nhiều tài khoản chúng khoán được mở và giao dịch mỗi ngày. Do vậy, số lệnh chứng khoán diễn ra hằng ngày không phải là con số nhỏ. Để tránh phát sinh các lỗi kỹ thuật khi vận hành khối lượng giao dịch rất lớn như vậy, cần áp dụng chu kỳ T+2 thanh toán. Điều này nhằm mục đích tạo ra khoảng trống thời gian khắc phục những sự cố xảy ra trong quá trình vấn hành thị trường. Ở mỗi nơi thì sẽ có chu kỳ khác nhau, như:

+ Trên thế giới chu kỳ thanh toán phổ biến là T+3

+ Thị trường chứng khoắn MỸ là T+4

+ Tại việt Nam chu kỳ vận hành là T+2. Theo quy định mới thì chu kỳ thanh toán tại Việt Nam rút về 16h30 ngày T+2 . Do vậy, đến ngày T+3 cổ phiếu mới chính thức được bán.

Sự khác biệt của giao dịch chứng khoán T0 và T2

Nếu như trước đây thì giao dịch chứng khoán cho việc thanh toán phải đợi sau 2 ngày giao dịch thì giờ đây quy định có sự thay đổi T+0. Điều này có lợi hơn nhiều cho nhà đầu tư về luật t+2, cụ thể:

Sự khác biệt của giao dịch chứng khoán T0 và T2
Sự khác biệt của giao dịch chứng khoán T0 và T2

– Nhà đầu tư chứng khoán có thể bán hoặc mua chứng khoán kịp thời trước khi biến động giá của các phiên giao dịch.

– Quy định này nhìn chung sẽ tăng tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán.

– Có thể dọn đường cho các nhà đầu tư có cơ hội bán không chứng khoán.

– Quy định T+0 này so với T+2 thu hút các nhà đầu tư tham gia nhiều hơn, tăng thanh khoản và thúc đẩy thị trường giao dịch.

>>> Xem Thêm:

Tổng Kết

Có thể thấy T0, T+1, T+2, T+3 là những yếu tố cực kỳ quan trọng trong thị trường chứng khoán. Khi bạn muốn hiểu về các chiến lược kinh doanh trên thị trường chứng khoán thì chắc chắn phải hiểu về những điều này.

Bài viết là những giải đáp về câu hỏi T+3 là gì trong chứng khoán xin gửi đến bạn đọc. Mong rằng qua những chia sẻ này bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để hiểu về T+3 là gì trong chứng khoán. Chúc bạn sớm hiểu rõ hơn về thị trường giao dịch chứng khoán để có thể đầu tư sinh lời thành công.

Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc bài.

Theo dõi trên Google News : Google News TTMobile

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *