Danh từ là gì? Cụm danh từ là gì? +15 ví dụ về cụm danh từ hay nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Những ví dụ về cụm danh từ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cụ thể các khái niệm danh từ là gì và cụm danh từ là gì. Dưới đây TTmobile sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về danh từ là gì? Có những loại danh từ nào trong tiếng Việt? Chức năng của danh từ. Các nguyên tắc sử dụng danh từ. Cụm danh từ là gì? Phân biệt danh từ với cụm danh từ như thế nào? Cùng xem ngay nhé.

Danh từ là gì?

Danh từ là những từ chỉ người, vật, sự việc, sự vật, hiện tượng, đơn vị, khái niệm. Danh từ là loại từ được sử dụng phổ biến nhất trong đời sống. Mọi sự vật xung quanh ta đều là danh từ nên chúng ta sử dụng danh từ mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm, mọi lĩnh vực.

Ví dụ đơn giản nhất như:

– Tên người: Mai, Anh, Đào, Quân, Hoàng, Bích, Phượng, Vinh, Đan, Tuấn, Tâm, …

– Tên vật: Bàn, ghế, điện thoại, máy tính, tivi, sạc pin, bóng điện, cánh cửa, ngôi nhà, quần áo,….

Danh Từ là gì Cụm Danh Từ là gì Ví dụ về Cụm Danh Từ
Danh Từ là gì? Cụm Danh Từ là gì? Ví dụ về Cụm Danh Từ

Bạn đang xem: Danh từ là gì? Cụm danh từ là gì? +15 ví dụ về cụm danh từ hay nhất

Xem Thêm:

Danh từ có những loại nào?

Danh từ nhìn chung có khá nhiều loại. Nói một cách khái quát nhất thì trong tiếng Việt có 4 loại danh từ chính đó là:

1 – DANH TỪ CHỈ SỰ VẬT

Danh từ chỉ sự vật là loại danh từ dùng để đại diện cho tên gọi, sự vật, địa danh, bí danh. Trong đó, danh từ chỉ sự vật này được chia làm 2 loại nhỏ là: Danh từ chung và Danh từ riêng.

– Danh Từ Chung:

Danh từ chung là những danh từ để chỉ tên gọi chung để mô tả sự vật, sự việc mang tính chất khái quát. Danh từ này mang nhiều nghĩa chứ không chủ đích nhắc đến riêng một sự vật nào.
Trong danh từ chung này lại được chia làm 2 loại nữa là danh từ cụ thể và danh từ trừu tương.

+ Danh từ cụ thể:

Danh từ cụ thể sẽ mô tả sự vật mà con người cảm nhận được bằng ngũ quan (thính giác, thị giác, xúc giác, khướu giác và vị giác).

Ví dụ: Bát, đũa, thìa, bông hoa, …

+ Danh từ trừu tượng:

Danh từ trừu tượng là những danh từ không thể dùng 5 giác quan mà cảm nhận được.

Ví dụ: Tinh thần, ý nghĩa,…

– Danh Từ Riêng:

Danh từ riêng là danh từ dùng để chỉ tên riêng của người, sự vật, sự việc hoặc một địa danh nào đó cụ thể. Danh từ này sẽ có tính đặc trưng riêng nhất định.

Ví dụ: Trần Quốc Tuấn, Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thái Bình, …

2 – DANH TỪ CHỈ ĐƠN VỊ

Danh từ chỉ đơn vị là những danh từ chỉ sự vật được ước lượng chúng chung. Có thể dựa vào khối lượng, trọng lượng, định lượng, … mà xác định. Cụ thể như:

– Danh từ chỉ thời gian

Ví dụ: ngày, giờ, phút, giây, năm, tháng, quý, thập kỷ, thế kỷ, năm 2023,…

– Danh từ chỉ một tổ chức cụ thể nào đó.

Ví dụ: Xóm, xã, ấp, quận, huyện, thành phố, trường học, bệnh viện,….

– Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên.

Ví dụ: Cái, con, mảnh, hòn, chiếc, …

– Danh từ chỉ đơn vị xác định.

Ví dụ: mg, g, kg, cân, tấn, tạ, yến, lít, ml, …

– Danh từ chỉ đơn vị ước lượng.

Ví dụ: Tổ, nhóm, đàn, lớp, …

3 – DANH TỪ CHỈ KHÁI NIỆM

Danh từ chỉ khái niệm là những từ thường được mô tả theo nghĩa trừu tượng hơn là mô tả trực tiếp các sự vật, sự việc.
Bạn có thể hiểu là một khái niệm nào đó ra đời sẽ tồn tại trong nhận thức hay ý thức của con người. Do vậy, thường thì những khái niệm này không tồn tại trong thế giới thực. Nói cách khác dễ hiểu hơn thì nó được coi là các khái niệm khó cảm giác bằng các giác quan thường được hay còn gọi là những thứ mang tính chất tâm linh.

Bạn đang xem: Danh từ là gì? Cụm danh từ là gì? +15 ví dụ về cụm danh từ hay nhất

4 – DANH TỪ CHỈ HIỆN TƯỢNG

Danh từ chỉ hiện tượng là những từ miêu tả hiện tượng nào đó được tác động xảy ra. Tác động đó có thể đến từ thiên nhiên hoặc con người tạo ra trong không gian hoặc thời gian.

Nói cụ thể hơn, danh từ chỉ hiện tượng có thể chia làm 2 loại: danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên và danh từ chỉ hiện tượng xã hội.

– Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên

Ví dụ: Mưa, gió, sấm, chớp, bão, lũ,…

– Danh từ chỉ hiện tượng xã hội

Ví dụ: Chiến tranh, nội chiến, tranh chấp, …

Xem Thêm:

Chức năng của danh từ trong câu

Có thể thấy danh từ có đa dạng và đa thể loại khác nhau. Tuy nhiên, mục đích sử dụng của danh từ đều như nhau. Cụ thể, chức năng của danh từ trong câu là:

– Danh từ đóng vai trò làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc tân ngữ trong câu nhằm bổ trợ cho ngoại động từ.

– Danh từ dùng để mô tả các sự vật, sự việc, hiện tượng trong khoảng thời gian hoặc không gian xác định.

– Danh từ có chức năng kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ chỉ định ở phía sau.

– Danh từ còn có thể kết hợp với các từ khác để tạo thành cụm danh từ.

Bạn đang xem: Danh từ là gì? Cụm danh từ là gì? +15 ví dụ về cụm danh từ hay nhất

Sử dụng danh từ như thế nào?

– Trong một câu, danh từ có thể làm chủ ngữ, làm vị ngữ hoặc bổ ngữ.

+ Danh từ làm chủ ngữ.

Ví dụ: Bạn cún Bibi rất đáng yêu. (Bạn cún Bibi là danh từ có chức năng làm chủ ngữ trong câu.)

+ Danh từ làm vị ngữ.

Thông thường, khi danh từ làm vị ngữ trong câu thì sẽ có từ “là” đứng trước.

Ví dụ: Mẹ tớ là giáo viên. (Danh từ “giáo viên” làm vị ngữ và đứng sau từ “là”).

+ Danh từ làm Tân ngữ cho ngoại động từ.

Ví dụ: Bố tớ đang lái ô tô trắng kia. (Danh từ “xe máy” làm tân ngữ bổ trợ cho động từ “lái”).

Bạn đang xem: Danh từ là gì? Cụm danh từ là gì? +15 ví dụ về cụm danh từ hay nhất

Cụm danh từ là gì?

– Cụm danh từ là một cụm từ được kết hợp từ danh từ với một số từ ngữ khác nhằm bổ trợ nghĩa cho danh từ đó.

– Cụm danh từ cũng để chỉ người, sự vật, sự việc, hiện tượng nhưng kèm theo các từ chỉ số lượng hoặc các từ như “này, đó, ấy,…”
– Có thể tóm tắt cấu trúc cụm danh từ một cách chi tiết nhất như sau:

Phần Phụ Trước Danh Từ Chính Phần Phụ Sau
t2 t1 T1 T2 s1 s2
Tổng lượng Số Lượng Danh từ chỉ đơn vị Danh từ chỉ đối tượng Đặc điểm và tính chất Vị trí
Toàn thể, tất cả, hết thảy, toàn bộ Mọi, các, mỗi, những, hai, ba,…       Này, ấy, kia, nọ,…

 

– Cấu trúc của cụm danh từ:

Phần phụ trước + danh từ chính + Phần phụ sau.

Trong đó:

+ Phần phụ trước:
Là các danh từ loại thể như: Con, cái, chiếc, tấm, quá, miếng,…

Ví dụ: Con mèo, cái bàn, tấm vải, miếng dưa hấu,…

Là các danh từ chỉ đơn vị đo lường như: cân, lít, nắm, thước, kg, ml, bó,…

Ví dụ: 5 lít nước mắm, 1 thước, 3 nắm gạo,…

Là các định tố dùng để biểu thị số lượng như: Mỗi, từng, mọi, những, vài, tất cả, hết thảy, cả, tá, năm, mươi,….

Ví dụ: những người, mỗi con gà, mọi người, vài cái lá, tất cả số vịt trong chuồng, cả một tòa nhà, …

+ Phần Phụ Sau

Phần phụ sau danh từ này có thể là định tố để bổ dung ý nghĩa cho danh từ chính. Phần phụ sau này có thể là danh từ, tính từ hoặc động từ.

Ví dụ: Những hộ nghèo trong xã.

Phần phụ sau này có thể là danh từ phụ bổ sung ý nghĩa cho danh từ chính.

Ví dụ: Con kênh làng Mai, Sân kho, …

Phần phụ sau này có thể là các từ chỉ thời gian và không gian. Như từ: “nọ, đó,…”

Ví dụ: Ngày đó, Ngày nọ, hôm nọ,….

=> Nói tóm lại, so sánh cụm danh từ với danh từ thì cụm danh từ có ý nghĩa cho tiết hơn, cụ thể hơn và vì vậy cũng có cấu tạo phức tạp hơn. Tuy nhiên, cụm danh từ cũng đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp giống như danh từ vậy là làm chủ ngữ hoặc phụ ngữ cho động từ,…

Bạn đang xem: Danh từ là gì? Cụm danh từ là gì? +15 ví dụ về cụm danh từ hay nhất

Ví dụ về cụm danh từ

Bạn có thể tham khảo một vài ví dụ về cụm danh từ như sau:

Ví Dụ Về Cụm Danh Từ
Ví Dụ Về Cụm Danh Từ

Ví dụ về cụm danh từ trong các câu sau:
Tất cả học sinh lớp 5A1 xếp hàng.

– Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

– Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.

– Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.

Những cái bàn trong lớp học đã được kê rất ngay ngắn.

Những con chó con bụ sữa mới đáng yêu làm sao.

Tất cả những con thiên nga ở trong công viên đều màu trắng.

Cả một ổ bánh mì đầy ấm nong tình yêu thương.

Ví dụ về cụm danh từ trong đoạn văn sau:
“Bình minh vừa rạng, phương đông ửng hồng. Từ phía xa xa, ông mặt trời mặc bộ xiêm y hoàng bào lộng lẫy từ từ bước lên cao. Trên trời những đám mây màu vàng nhạt lững lờ trôi đi. Những chú gà trống oai phong như những chàng hiệp sĩ dạo lên những khúc kèn hoành tráng: “Ò ó o o”,… từ xa vọng lại. Chị gió thướt tha mang những luồng khí mát lạnh đến quê hương tôi. Ngoài đồng, các bác nông dân đang gặt lúa khung cảnh thật yên bình tuyệt đẹp; trong buổi sáng mùa hè trên quê hương. Không khí buổi sáng quê tôi thật tuyệt vời!”

Ví dụ về cụm danh từ trong đoạn văn sau:
“Dòng sông quê em rất đẹp, thanh bình và êm đềm. Mặt sông uốn lượn như một dải lụa đào vắt ngang qua ngôi làng. Lác đác trên sông là những khóm lục bình lững lờ trôi. Thỉnh thoảng bắt gặp những bông hoa lục bình tim tím theo dòng nước, lặng lẽ lững lờ trôi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt; mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá; chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đâu đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Gió lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông. Em thấy lòng mình nhẹ lân lân làm sao!”
Chú ý: Ví dụ về cụm danh từ là những cụm từ đã được in nghiêng.
Trên đây TTmobile đã phân tích rất rõ về danh từ, cụm danh từ và ví dụ về cụm danh từ. Hy vọng từ những chia sẻ của bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về danh từ và cụm danh từ nhé.

Theo dõi trên Google News : Google News TTMobile

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *