OCOP là gì? Như thế nào được gọi là sản phẩm OCOP?

Rate this post

Chương trình OCOP là một trong những chương trình được chính phủ Việt Nam phê duyệt dưới cái tên đầy đủ là “Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm”. Trong giai đoạn 2018 – 2020, toàn bộ 63 tỉnh thành, thành phố đã thực hiện và đạt được 4.451 sản phẩm. Tiêu chuẩn OCOP đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với các sản phẩm được gắn mác “thuần Việt”. Và việc triển khai thành công chương trình này còn góp phần cực kỳ tích vào việc phát triển xã hội, tạo công ăn làm. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về OCOP là gì thông qua bài viết này nhé! 

Hiểu chính xác về tiêu chuẩn OCOP

OCOP là tên viết tắt của cụm từ “One Commune, One Product”, được dịch sang tiếng Việt là chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”. Trên thực tế, đây là một chương trình có khởi nguồn từ khá lâu trước đó trên thế giới (vào những năm 70 của thế kỷ XX) và đến từ đất nước Nhật Bản.

Tính cho đến thời điểm năm 2021, đã có hơn 40 quốc gia trên thế giới học tập theo chương trình này, trong đó có Việt Nam. Nhờ việc triển khai và phát triển thành công chương trình OCOP đã giúp cho đất nước đạt được những thành tựu to lớn, thúc đẩy nền kinh tế nông thôn và làm khơi dậy tiềm năng phát triển của các địa phương. Với mục đích của chương trình này là tạo nên công an việc làm và nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.

OCOP là chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”OCOP là chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”

Khi nhắc đến OCOP, người ta dễ dàng nhận thấy rõ được mục tiêu của chương trình này, đó chính là phát triển hình thức sản xuất và kinh doanh theo kiểu truyền thống, cực kỳ tiềm năng và phù hợp với khu vực nông thôn. Từ đó, giúp khu vực nông thôn thực hiện tốt các tiêu chí của chương trình nông thôn mới.

Tóm lại, nếu như triển khai thành công được chương trình “One Commune, One Product” thì vấn đề công ăn, việc làm tại các nông thân sẽ được giải quyết một cách tốt nhất. Cùng với đó là sự đổi hướng trong cách kinh doanh, sản xuất, hướng đến một nền kinh tế thị trường rộng hơn. 

Hơn hết, hiện nay làn sóng di cư đến các thành phố lớn ngày diễn ra càng nhiều và nhanh chóng. Nhờ có chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” mà việc di cư của người dân nông thôn cũng được hạn chế phần lớn. Kéo theo đó là các sản phẩm có giá trị, chất lượng ngày càng nhiều tại nông thôn là tiềm năng của việc phát triển du lịch tại địa phương.

Sau đã tìm hiểu khá đầy đủ và chi tiết về nội dung của chương trình OCOP là gì, bạn hãy cùng với với chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về những thông tin cơ bản của chương trình này nhé!

Tìm hiểu thông tin về chương trình “One Commune, One Product”

Thông tin tiếp theo trong mục này làm chúng tôi cung cấp đến các bạn là những thông tin cơ bản về chương trình OCOP như logo, đối tượng tham gia. Cùng tìm hiểu rõ hơn về OCOP là gì qua nội dung tiếp theo đây nhé!

Logo của chương trình OCOP

Logo của chương trình “One Commune, One Product” có nền màu trắng, từ viết tắt OCOP với mỗi chữ là 4 màu khác nhau, lần lượt là nâu, xanh lá cây, đỏ và cuối cùng là vàng. Cùng với dòng chữ ghi tên đầy đủ của chương trình “One Commune, One Product VIỆT NAM”.

Logo của chương trình “One Commune, One Product”Logo của chương trình “One Commune, One Product”

 

Những sắc màu khác biệt trên cụm từ viết tắt OCOP không phải là một sự lựa chọn ngẫu nhiên nó nó đều mang những ý nghĩa riêng, cùng khám phá ý nghĩa màu sắc trên cụm OCOP là gì nhé!

  • Chữ O đầu tiên: có màu nâu và đây là màu sắc tượng trưng cho đất, đây cũng chính là cơ sở, nền tảng sản xuất nông nghiệp và nâng cao nền kinh tế, cuộc sống của nông dân, làng xã.
  • Chữ C kế tiếp: có màu xanh lá, đây là màu thường thấy ở cây lá, mầm chồi và là màu sắc tượng trưng cho nông nghiệp và sản xuất bền vững.
  • Chữ O thứ 2 trong OCOP: có màu đỏ, màu này tượng trưng có sức mạnh cũng như trí tuệ của con người, người dân Việt Nam.
  • Chữ P cuối cùng: có màu vàng, màu này thường được biết đến với tượng trưng cho sự thịnh vượng. Trong trường hợp này, màu vàng mang ý nghĩa chương trình sẽ đem lại lợi ích, lợi nhuận cho mọi người dân khi tham gia vào “Mỗi xã, phường một sản phẩm”.

Đối tượng tham gia vào OCOP

Đối với chương trình OCOP, không phải đối tượng nào cũng đều được tham gia vào “One Commune, One Product VIỆT NAM”., bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây. Hãy cùng tìm hiểu những đối tượng có thể tham gia vào OCOP là gì nhé!

  • Những hợp tác xã có đầy đủ giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Những tổ chức hợp tác có đầy đủ giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Các doanh nghiệp có đầy đủ giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Những trang trại có đầy đủ giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Hộ sản xuất có đầy đủ giấy phép đăng ký kinh doanh

Còn đối với các nhóm du lịch như du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái cũng như các loại du lịch ngoài 2 đối tượng được kể trên, bao gồm cả các hội/ hiệp hội hya các trung tâm điều hành hoặc các tổ chức tương đều đều có thể tham gia vào chương trình OCOP này.

Như thế nào được gọi là sản phẩm OCOP

Để có thể được gọi là sản phẩm OCOP, sản phẩm cần phải đáp ứng được 3 cấp độ xét duyệt cũng như phải nằm trong 6 nhóm sản phẩm được liệt kê trong chương trình “One Commune, One Product”. Cùng tìm hiểu thêm về những điều kiện sản phẩm OCOP là gì nhé!

Một số hình ảnh sản phẩm được tham gia vào OCOP

Một số hình ảnh sản phẩm được tham gia vào OCOP

Để có thể trở thành sản phẩm OCOP, trước hết sản phẩm mà người dân sản xuất, kinh doanh và buôn bán phải thuộc 6 loại sau đây:

  • Thứ nhất là nhóm sản phẩm thực phẩm: đây là những sản phẩm nông sản tươi sống hoặc nông sản đã chế biến cùng với những thực phẩm khác.
  • Thứ hai là nhóm sản phẩm đồ uống: bao gồm cả đồ uống không cồn và cả đồ uống có cồn.
  • Thứ ba là nhóm sản phẩm dược liệu: bao gồm cả những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược hoặc các nguyên liệu khác.
  • Thứ tư là nhóm sản phẩm may mặc và vải: nhóm này bao gồm tất cả các sản phẩm được là từ bông, sợi.
  • Thứ năm là nhóm sản phẩm lưu niệm, nội thất và cả các sản phẩm trang trí: bao gồm những sản phẩm được làm từ chất liệu gỗ, mây, kim loại, sợi tre,.. để làm đồ gia dụng, lưu niệm.
  • Thứ sáu là nhóm dịch vụ du lịch: nhóm này bao gồm cả du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và cả điểm du lịch.

Ngoài ra, để trở thành sản phẩm OCOP bạn cần phải trải qua quy trình đánh giá gồm 3 cấp như sau:

  • Cấp thứ nhất: chính là công tác đánh giá thuộc cấp huyện.
  • Cấp thứ hai: sau khi đánh giá thuộc cấp huyện sẽ đến công tác đánh giá tỉnh.
  • Cấp thứ ba: đây là cấp đánh giá cuối cùng và là cấp đánh giá cao nhất – cấp trung ương.

Ở mỗi cách đánh giá đều có Hội đồng đánh giá riêng, bao gồm cả các lãnh đạo, các cán bộ ban ngành liên quan. Tuy nhiên, khi càng lên cấp thì mức độ đánh giá cũng chặt chẽ và khó khăn hơn nhiều bởi được nâng cao để đảm, bảo tiêu chí cũng như chất lượng của sản phẩm.

3 loại giấy chứng nhận phổ biến của OCOP

Nếu như sản phẩm đạt được đủ tiêu chuẩn theo như chương trình OCOP, sản phẩm đó sẽ được nhận các giấy chứng nhận. Vậy những giấy chứng nhận OCOP là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Logo giấy chứng nhận VietgapLogo giấy chứng nhận Vietgap

  • Thứ nhất là giấy chứng nhận: Chứng nhận Vietgap.
  • Thứ hai là giấy chứng nhận: Chứng nhận ISO 22000:2018/ HACCP CODE 2003.
  • Thứ ba là giấy chứng nhận: Chứng nhận Nông nghiệp hữu cơ ASEAN.

 

Theo dõi trên Google News : Google News TTMobile

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *