Nói quá là gì? Tác dụng của nói quá và 30 ví dụ rõ nét nhất

Rate this post

Việc giải đáp rõ Nói quá là gì kèm các ví dụ cụ thể dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng. Nói quá được sử dụng cả trong văn học và cuộc sống thường ngày.

Nói quá trong văn học là một biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt và sâu sắc. Còn nói quá trong cuộc sống thường ngày như những câu nói cửa miệng nhằm nhấn mạnh sự vật, sự việc hay vấn đề gì đó. Cụ thể nói quá là gì? Tác dụng của nói quá như thế nào? Ví dụ về nói quá rõ nét nhất sẽ được TTmobile giải đáp ngay dưới đây. Cùng xem ngay nhé!

Nói quá là gì?

Nói quá là gì?

– Nói quá là một biện pháp tu từ nhằm phóng đại mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng muốn nói đến.

NÓI QUÁ LÀ GÌ
Nói quá là gì?

Mục đích của nói quá nhằm nhấn mạnh đồng thời tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt của người nói, người viết.

– Nói quá còn được gọi với nhiều tên gọi khác như:

+ Phóng đại

+ Khoa trương

+ Cường điệu

+ Ngoa dụ

+ Thậm xưng

Bạn đang xem bài viết: Nói quá là gì? Tác dụng của nói quá và 30 ví dụ rõ nét nhất

Xem thêm:

Nói quá có tác dụng gì?

Khi bạn hiểu nói quá là gì rồi thì phần nào bạn cũng sẽ hình dung ra được tác dụng của nói quá. Cụ thể đó là:

– Nói quá có tác dụng nhấn mạnh, khắc sâu hơn bản chất của sự vật, hiện tượng muốn nói đến.

– Nói quá giúp tạo ấn tượng hơn cho người đọc, người nghe.

– Sử dụng biện pháp tu từ nói quá giúp người dọc, người nghe dễ hình dung hơn đến sự vật, sự việc, hiện tượng.

– Biện pháp tu từ nói quá làm tăng sức biểu cảm cho câu nói trở nên hay hơn, dễ nghe hơn, dễ nhớ hơn.

– Nói quá là biện pháp tu từ sử dụng trong văn học phổ biến ở các bài ca dao, các bản anh hùng ca hay các câu châm biếm rất đáng chú ý. Còn nói quá trong đời sống thường ngày được sử dụng rất tự nhiên như khẩu ngữ hàng ngày. (buồn nẫu ruột, ngã vỡ mặt, khóc như mưa,…).

– Biện pháp tư từ nói quá kết hợp với một số biện pháp tu từ khác giúp câu văn trở nên sinh động hơn, lôi cuốn hơn, có sức thuyết phục hơn.

30 Ví dụ về nói quá rõ nét nhất

Ví dụ về nói quá trong đời sống thường ngày:

– Lo sốt vó

– Tức sôi máu

– Nghĩ nát óc

– Buồn nẫu ruột

– Mệt đứt hơi

– Khóc như mưa

– Nắng vỡ đầu

– Ngã vỡ mặt

– Vắt chân lên cổ

– Bận tối mắt tối mũi

– Nói rã cả họng

– Nhanh như chớp

– Trắng như bông

– Trắng như trứng gà bóc

– Đau đứt gan đứt ruột

– Cười vỡ bụng

– Nhớ cháy lòng

– Đẹp như tiên

– Bầm gan tím ruột

– Lớn nhanh như thổi

– Trắng như tuyết

– Nắng như đổ lửa

– Ngáy như sấm

– Chậm như rùa

– Vui như tết

– Xấu như ma

– Béo như lợn

– Khỏe như voi

– Ăn như lợn

– Dời non lấp biển. Ví dụ: Thanh niên tuổi 17 là độ tuổi có sức dời non lấp biển.

– Mình đồng da sắt. Ví du: Thánh gióng trong truyền thuyết là người mình đồng da sắt.

– Lấp biển vá trời. Ví dụ: Nếu có niềm tin vào bản thân thì lấp biển vá trời bạn vẫn làm được.

– Nghĩ nát óc. Ví dụ: Bài toán này khó quá, em nghĩ nát óc vẫn không giải được.

– Nghiêng nước nghiêng thành. Ví dụ: Điêu Thuyền mang vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

– …

Bạn đang xem bài viết: Nói quá là gì? Tác dụng của nói quá và 30 ví dụ rõ nét nhất

Ví dụ về biện pháp tu từ nói quá trong văn học

– “Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.”

– “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”

– “Mưa tháng bảy gãy cành trám – Nắng tháng tám rám trái bòng”.

– “Tây Thi là người con gái có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành”.

– “Trên trời mây trắng như bông

Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây

Mấy cô má đỏ hây hây

Đội bông như thể đội mây về làng”.

– “Mẹ già như chuối ba hương

Như xôi nép một, như đường mía lau”.

– “ Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”.

– “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. (Trần Quốc Tuấn)

– “Chọc trời khuấy nước mặc dầu

Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” (Nguyễn Du).

– “Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.”

– “Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sượt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được”. (Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng).

– “Nhìn thấy tội các của giặc, ai ai cũng bầm gan tím ruột”.

– “Ở nơi chó ăn đá, gà ăn sỏi thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.”

– “Bọn giặc hốt hoảng, vắt chân lên cổ mà chạy”.

– “Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất).

– “Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một tài đành họa hai”.

Bạn đang xem bài viết: Nói quá là gì? Tác dụng của nói quá và 30 ví dụ rõ nét nhất

Cách sử dụng biện pháp tu từ nói quá

Thực tế, nói quá có rất nhiều cách để thể hiện. Điển hình như:

Nói quá kết hợp với các từ ngữ phóng đại

Bạn có thể nói quá bằng cách:

– Kết hợp với các từ ngữ mang nghĩa phóng đại sẵn như:

+ Vô cùng

+ Vô tận

+ Vô kể

+ Tận cùng

+ Cực kỳ

+ Tuyệt diệu

+ Mất hồn

+ Mất hút

+ …

– Kết hợp với các từ ngữ phóng đại như:

+ Cười vỡ bụng

+ Nhớ não lòng

+ Buồn đứt ruột

+ …

– Kết hợp với các thành ngữ, tục ngữ có tính chất phóng đại lên như:

+ Ăn như rồng cuốn

+ Nói như rồng leo

+ Vui như tết

+ Béo như lợn

+ Khỏe như voi

+ Nhanh như chớp

+ Đẹp như tiên

+…

Nói quá kết hợp với so sánh tu từ

– 2 biện pháp tu từ nói quá và so sánh khi kết hợp với nhau sẽ làm rõ nghĩa hơn, sinh động hơn hay cụ thể hơn về sự vật, sự việc muốn nói đến.

– Khi kết hợp cả hai biện pháp nói quá và so sánh với nhau sẽ làm tăng hiệu quả hơn điều muốn nói.

Bạn đang xem bài viết: Nói quá là gì? Tác dụng của nói quá và 30 ví dụ rõ nét nhất

Xem thêm:

– Ví dụ:

+ Mẹ già như chuối ba hương

Như xôi nép một, như đường mía lau.

+ Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh như tranh họa đồ.

+ Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

+ Miệng cười như thể hoa ngâu

Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.

Bạn đang xem bài viết: Nói quá là gì? Tác dụng của nói quá và 30 ví dụ rõ nét nhất

Nói quá và nói khoác khác nhau như thế nào?

Nếu như nói quá và nói khoác đều là để phóng đại lên tính chất, mức độ của sự vật, sự việc được nói đến. Thế nhưng thực chất nói quá và nói khoác có mục đích và tác động hoàn toàn khác nhau. Cụ thể đó là:

Đặc Điểm Mục đích Tác động
Nói Quá – Nhấn mạnh

– Gây ấn tượng

– Tăng sức biểu cảm

Cho sự vật, sự việc muốn nói đến là CÓ THẬT.

Nói quá có tác động tích cực.
Nói Khoác – Thuyết phục người đọc, người nghe tin vào điều gì đó không có thật.

– Phê phán những người nói khoác lác, không đúng sự thật.

– Tạo tiếng cười mang tính chất châm biếm, phê phán.

Nói Khoác có tác động tiêu cực.

Tổng Kết

Bài viết là câu trả lời rất rõ nét cho bạn về Nói quá là gì? Tác dụng của nói quá. Ví dụ về nói quá, cách sử dụng nói quá. Sự khác nhau giữa nói quá và nói khoác rất cụ thể. Hy vọng từ những chi sẻ của bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích.

Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc bài.

Theo dõi trên Google News : Google News TTMobile

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *