C là gì trong Hóa Học? 2 công thức tính C% cần biết

5/5 - (6 bình chọn)

Trong Hóa Học có rất nhiều các kí hiệu theo kiểu chữ cái và bạn đang muốn biết C là gì trong Hóa Học? Các công thức của C trong hóa học có những gì? Đặc điểm và ví dụ minh họa cụ thể cho C.

Tất cả sẽ được trả lời ngay dưới bài viết này. Hãy cùng Ttmobile xem ngay giải đáp dưới đây nhé!

C là gì trong Hóa Học?

C là gì trong Hóa Học?

C được biết đến là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn. C là kí hiệu của nguyên tố Carbon có số nguyên tử bằng 6, nguyên tử khối bằng 12. C – Carbon là một nguyên tố phi kim có hóa trị 4 phổ biến, carbon có nhiều dạng thù hình khác nhau, phổ biến nhất là 4 dạng thù hình gồm carbon vô định hình, graphit, kim cương và Q-carbon.

– Biểu tượng: C

– Khối lượng nguyên tử: 12,011 u

– Điểm nóng chảy: 3.550 °C

– Số nguyên tử: 6

– Số điện tử trên mỗi vỏ: 2, 4

– Cấu hình điện tử: [He] 2s22p2

– Chuỗi hóa học: Phi kim, Á kim, Nhóm nguyên tố 14, Nguyên tố chu kỳ 2.

C là gì trong Hóa Học.
C là gì trong Hóa Học?

* Tính chất chung của C

– Tên, ký hiệu: Carbon, C

– Hình dạng: Có hai màu tùy vào cấu trúc phân tử là trong suốt (kim cương) và đen (than chì)

* Carbon trong Bảng Tuần Hoàn

– Số nguyên tử (Z) 6

– Khối lượng nguyên tử chuẩn (Ar) 12,0107(8)

– Phân loại: phi kim

– Nhóm, phân lớp: 14, p

– Chu kỳ: Chu kỳ 2

– Cấu hình electron: 1s2 2s2 2p2 or [He] 2s2 2p2

– mỗi lớp 2,4

* Tính chất Vật Lý

– Màu sắc: Trong suốt hoặc đen

– Trạng thái vật chất : Chất rắn

– Nhiệt độ thăng hoa 3915 K ​(3642 °C, ​6588 °F)

– Mật độ:

Vô định hình:[1] 1.8–2.1 g·cm−3 (ở 0 °C, 101.325 kPa)

Than chì: 2,267 g·cm−3

Kim cương: 3,515 g·cm−3

– Điểm ba 4600 K, ​10800[2][3] kPa

– Nhiệt lượng nóng chảy 117 (than chì) kJ·mol−1

– Nhiệt dung 8,517(than chì), 6,155(kim cương) J·mol−1·K−1

* Tính chất nguyên tử

– Trạng thái ôxy hóa 4, 3 [4], 2, 1 [5], 0, -1, -2, -3, -4[6]

– Độ âm điện 2,55 (Thang Pauling)

– Năng lượng ion hóa

Thứ nhất: 1086,5 kJ·mol−1

Thứ hai: 2352,6 kJ·mol−1

Thứ ba: 4620,5 kJ·mol−1

– Bán kính liên kết cộng hóa trị 77(sp³), 73(sp²), 69(sp) pm

– Bán kính van der Waals  170pm.

* Một số thông tin khác:

– Vận tốc âm thanh que mỏng: 18350 (kim cương) m·s−1 (ở 20 °C)

– Độ giãn nở nhiệt 0,8 (kim cương) [7] µm·m−1·K−1 (ở 25 °C)

– Độ dẫn nhiệt 119-165 (than chì) 900-2300 (kim cương) W·m−1·K−1

– Tính chất từ Nghịch từ[8]

– Mô đun Young 1050 (kim cương) [7] GPa

– Mô đun cắt 478 (kim cương) [7] GPa

– Mô đun nén 442 (kim cương) [7] GPa

– Hệ số Poisson 0,1 (kim cương) [7]

– Độ cứng theo thang Mohs 1-2 (than chì) 10 (kim cương)

– Số đăng ký CAS 7440-44-0

C% là gì trong Hóa Học?

C% trong hóa học là ký hiệu của Nồng độ phần trăm trong dung dịch nào đó. C% cho biết số gam chất tan trong 100 gam dung dịch.

Nồng độ phần trăm của một chất có thể được chia làm 2 loại đó là Nồng độ phần trăm theo khối lượng và Nồng độ phần trăm theo Thể tích.

Với những điều đã kể trên thì giờ bạn đã nắm rõ được C là gì trong hóa học rồi phải không nào. Chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về các công thức tính C% hay công thức tính Nồng độ phần trăm của một chất dưới đây nhé!

2 công thức tính C% trong Hóa Học

Như đã nói ở trên, Nồng độ phần trăm của một chất theo công thức hóa học có thể chia làm 2 loại bao gồm: Nồng độ phần trăm theo khối lượng và Nồng độ phần trăm theo Thể tích. Cụ thể như sau:

Nồng độ phần trăm theo khối lượng – C% theo khối lượng

Nồng độ phần trăm theo khối lượng là khối lượng của nguyên tố (chất tan) chia cho tổng khối lượng của hợp chất (dung dịch) và nhân với 100%.

Công thức tính Nồng độ phần trăm theo khối lượng:

Công thức tính Nồng độ phần trăm theo khối lượng
Công thức tính Nồng độ phần trăm theo khối lượng

Trong đó,

– C%: Nồng độ phần trăm

– Mct: Khối lượng chất tan

– Mdd: Khối lượng dung dịch

Trong đó, khối lượng dung dịch được tính theo công thức sau:

mdd = khối lượng dung môi + khối lượng chất tan.

Ví dụ:

Phần trăm khối lượng của dung dịch chứa 26,5 g glucose trong 500 g dung dịch là bao nhiêu?

Trả lời:

Dung dịch Phần trăm theo khối lượng = khối lượng glucose/tổng khối lượng dung dịch×100% = 26,5g 500g × 100% = 5,30%

Nồng độ phần trăm theo thể tích – C% theo thể tích

Công thức tính Nồng độ phần trăm theo thể tích như sau:

Nồng độ phần trăm theo thể tích = thể tích chất tan chia cho tổng thể tích dung dịch, nhân với 100%.

Các công thức liên quan đến Nồng độ phần trăm C%

Các công thức liên quan đến Nồng độ phần trăm C%
Các công thức liên quan đến Nồng độ phần trăm C%

Ví dụ cụ thể để bạn dễ hiểu hơn nhé!

Hòa tan 15 gam NaCl vào 45 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được?

Ta có:

mdd = khối lượng dung môi + khối lượng chất tan

Chất tan ở đây là NaCl và dung môi là nước

⇒ mdd = 15 + 45 = 60 gam

Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm:

C% NaCl = mct / mdd x 100% = 15 / 60 x 100 = 25%

Một vài ví dụ về Nồng độ phần trăm – C%

Ví dụ 1

Tính khối lượng của NaOH có trong 200g dung dịch NaOH 15%.

Giải:

Áp dụng công thức C% = mct / mdd x 100%, ta có:

C% = mNaOH / 200 x 100 = 15%.

⇒ mNaOH = C% x 200 / 100 = 30 (g).

Ví dụ 2

Tính khối lượng H2SO4 có trong 150 gam dung dịch axit H2SO4 14%.

Giải

Ta có:

C% = mct / mdd x 100%.

⇒ mct = C% x mdd /100%.

⇔ m(H2SO4) = 14 x 150/100 = 21 (g).

Ví dụ 3

Hòa tan CaCO3 vào 200 gam dung dịch HCl 7,3% (vừa đủ).

– Viết phương trình hóa học.

– Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau phản ứng.

Giải:

– Phương trình hóa học: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑.

– Ta có:

mHCl = (C% x mdd)/100% = 200 x 7,3/100 = 14,6 (gam).

⇒ nHCl = m/M = 14,6/36,5 = 0,4 mol.

⇒ nCaCO3 = nCaCl2 = nCO2 = ½nHCl = 0,2 mol.

⇒ mCaCO3 = n x M = 0,2 x 100 = 20 gam.

⇒ mCaCl2 = 0,2 x 111 = 22,2 gam, mCO2= 0,2 x 44 = 8,8 gam.

Khối lượng dung dịch sau phản ứng là:

mdd sau phản ứng = mCaCO3 + mdd HCl – mCO2 = 20 + 200 – 8,8 = 211,2 gam.

Vậy nồng độ của CaCl2 là:

C% = (22,3 x 100%)/(211 x 2) = 10,51%.

Những điều cần biết về Nguyên tố hóa học

Nguyên tố hóa học là gì?

Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

Các loại nguyên tố hóa học

Có 2 loại nguyên tố hóa học là nguyên tố Kim loại và nguyên tố Phi kim. Trong đó:

Nguyên tố kim loại bao gồm:

Kali – [K] Khối lượng: 39

Natri – [Na] Khối lượng: 23

Bari – [Ba] Khối lượng: 137

Canxi – [Ca] Khối lượng: 40

Magie – [Mg] Khối lượng: 24

Nguyên tố phi kim bao gồm:

Flo – [F] Khối lượng: 19

Clo – [Cl] Khối lượng: 35,5

Iốt – [I] Khối lượng: 127

Những điều cần biết về Nguyên tố hóa học
Nguyên tố hóa học có 2 loại là nguyên tố Kim loại và nguyên tố Phi kim

Một số nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Nguyên tố N

Nitơ là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn các nguyên tố có ký hiệu N và số nguyên tử bằng 7, nguyên tử khối bằng 14. Ở điều kiện bình thường nó là một chất khí không màu, không mùi, không vị và khá trơ và tồn tại dưới dạng phân tử N₂, còn gọi là đạm khí.

– Kí hiệu: N

– Điểm nóng chảy: -210 °C

– Khối lượng nguyên tử: 14,0067 u

– Số nguyên tử: 7

– Độ âm điện: 3,04

– Điểm sôi: -195,8 °C

– Chuỗi hóa học: Phi kim, Nhóm nitơ, Nguyên tố chu kỳ 2

Nguyên tố P

Photpho, là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu P và số nguyên tử 15. Là một phi kim đa hóa trị trong nhóm nitơ, phosphor chủ yếu được tìm thấy trong các loại đá phosphat vô cơ và trong các cơ thể sống. Do độ hoạt động hóa học cao, không bao giờ người ta tìm thấy nó ở dạng đơn chất trong tự nhiên.

Kí hiệu:

– P Điểm nóng chảy: 44,1 °C

– Khối lượng nguyên tử: 30,973762 u

– Số nguyên tử: 15

– Cấu hình điện tử: [Ne] 3s²3p³

– Độ âm điện: 2,19

– Chuỗi hóa học: Phi kim, Nguyên tố chu kỳ 3, Nhóm nitơ

>>> Xem Thêm:

Tổng Kết

Bài viết là câu trả lời cho câu hỏi C là gì trong hóa học xin gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ của bài viết sẽ giúp bạn cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về C trong hóa học và các công thức liên quan đến C% – Nồng độ phần trăm trong hóa học.

Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc bài.

Theo dõi trên Google News : Google News TTMobile

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *